Dấu hiệu khi bé biếng ăn mà mẹ nên lo lắng

Hầu như tất cả các bé đều trải qua những giai đoạn lười ăn khác nhau. Nhưng nếu lười ăn quá mức hoặc kéo dài thì tình hình sẽ nghiêm trọng hơn.

Dù thường làm cha mẹ đau đầu nhưng biếng ăn hiếm khi là dấu hiệu cần lo ngại. Các bé có khả năng tự điều chỉnh tốt lượng thức ăn của mình, ngay cả khi ăn uống ‘cảnh vẻ’. Nhưng nếu bé biếng ăn và có những dấu hiệu sau thì các mẹ chớ nên bỏ qua:

 

Lý do bé biếng ăn

- Chuyển sang giai đoạn phát triển khác (như chuyển từ thức ăn mịn sang dạng thô).

- Bé từ chối ăn có thể do muốn khẳng định tính cách độc lập.

- Sữa, đồ ăn nhẹ hoặc đồ uống đã ‘lấp đầy’ bụng bé trước giờ ăn.

- Mọc răng hoặc bệnh nhẹ như cảm có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn của bé trong một vài tuần.

 

 

- Một đợt trị liệu bằng kháng sinh có thể phá vỡ cân bằng của vi khuẩn trong ruột, ảnh hưởng tới sự thèm ăn của bé.

- Bé chẳng thiết ăn uống vì còn mải miết với những kỹ năng mới như bò hoặc đi bộ.

Ngoài ra, còn những lý do nghiêm trọng hơn biến một bé trở thành lười ăn, chẳng hạn:

- Dị ứng thức ăn hoặc không dung nạp với chất nào đó trong thức ăn khiến bé luôn bị đầy bụng.

- Có xu hướng bị tự kỷ.

- Táo bón, dẫn tới căng bụng và khó chịu.

- Chứng trào ngược gây đau khi ăn hay một vấn đề ở cơ lưỡi làm bé khó nuốt.

- Lo lắng hoặc có cảm xúc căng thẳng.

 

Khi lười ăn ở bé cần phải lo lắng

- Bạn cần cho bé ăn snack (đồ ăn vặt) thay thế bởi vì em bé của bạn không ăn những gì bạn vừa nấu chín.

- Con của bạn dường như không ‘hề hấn’ gì ngay cả khi bị bỏ bữa.

- Bạn lo lắng lượng thức ăn bé ăn vào không đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng của bé.

 

 

- Bé nhà bạn có dấu hiệu cực kỳ lo lắng khi ăn, thậm chí như có vẻ bé đang bị bệnh. Hoặc bé có vấn đề thể chất với ăn uống như nôn hay nghẹt thở.

- Bạn phải bổ sung vitamin dạng viên nén hay giọt cho bé.

- Bạn lo lắng vì bé có dấu hiệu thiếu hụt dinh dưỡng như mệt mỏi, xanh xao, giảm cân hoặc tăng cân chậm, thiếu tập trung, giấc ngủ bị quấy rầy...

 

Nhờ giúp đỡ

Nếu biếng ăn ở bé đã nặng hoặc kéo dài (các giải pháp của mẹ như khen ngợi, khích lệ không hiệu quả) thì bạn nên chọn một cuốn sổ, ghi vào đó tất cả những gì bé ăn và uống trong vòng 1 tuần. Bạn có thể phát hiện ra rằng, bé ăn nhiều hơn bạn nghĩ. Nếu không, đưa nhật ký này cho bác sĩ dinh dưỡng của bé để nhận được những lời khuyên hợp lý.

Trong nhiều trường hợp, lười ăn có từng giai đoạn mà bé có thể tự vượt qua. Nhưng cũng có khi, các can thiệp từ bác sĩ là cần thiết. Ví dụ, nếu có dấu hiệu tự kỷ, bé sẽ nhận được giúp đỡ từ bác sĩ chuyên môn; hoặc nếu vấn đề gì về thể chất trong ăn uống, bé cũng cần được bác sĩ trị liệu đánh giá cấu trúc miệng của bé để có biện pháp can thiệp kịp thời.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top