✴️ Điều trị bệnh u máu ở trẻ em

Nội dung

U máu ở trẻ em là bệnh lành tính bẩm sinh phổ biến

U máu là khối u lành tính bẩm sinh phổ biến nhất ở trẻ em.

Đó là loại u lành tính của tế bào nội mạc lát thành mạch máu, loại u này xuất hiện lúc mới sinh và có đặc tính phát triển nhanh ở trẻ nhũ nhi.

Ngược lại u dị dạng mạch máu cũng xuất hiện lúc mới sinh nhưng phát triển chậm hơn và tồn tại tới tuổi trưởng thành.

U mạch máu có thể xuất hiện mọi nơi trên cơ thể như: Da, đầu, mặt, cổ, mắt, chân, tay, nội tạng (gan, thận)… chính vì thế bệnh nhân có thể đến khám ở các chuyên khoa khác nhau như: Da liễu, răng hàm mặt, tai mũi họng, ngoại khoa… Nhưng tỉ lệ u mạch máu ở vùng đầu, mặt, cổ chiếm cao nhất, trên 60%.

u-mau-o-tre-em

U máu thường gặp ở trẻ em

Phân loại nhóm u máu

Có 2 nhóm u máu ở trẻ thường gặp:

  • U tế bào nội mạc mạch máu: U xuất hiện lúc mới sinh, phát triển nhanh, khoảng 25% có hiện tượng thoái triển lúc 5-7 tuổi. Tỉ lệ bé gái mắc bệnh cao hơn bé trai 3-5 lần;

  • U dị dạng mạch máu: U dị dạng động mạch, tĩnh mạch, bạch mạch tồn tại và phát triển tới tuổi trưởng thành;

Cơ chế bệnh sinh (Theo Dans de Angelis 2001):

  • Loại u tế bào nội mạc mạch máu: Có sự tăng sinh tế bào lát thành mạch máu, các tế bào nội mạc mới tạo thành các ống mạch máu mới, u phát triển nhanh;

  • Loại u dị dạng mạch máu: Các tế bào nội mạc mạch máu không tăng sinh, không tạo thành các ống mạch máu mới, u loại này phát triển từ từ tới tuổi trưởng thành;

Nguyên nhân gây bệnh u máu ở trẻ em

Hiện các bác sĩ chuyên khoa vẫn chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân gây bệnh u máu ở trẻ, nhưng có một số giả thuyết được đưa ra như:

  • Do di truyền từ cha mẹ sang con cái, có nguy cơ 50/50 – Mặc dù bố mẹ có u máu đã thoái triển thì nguy cơ con mắc bệnh vẫn cao hơn;

  • Do trong thời kỳ mang thai người mẹ không cẩn thận nên bị nhiễm khuẩn hay virus cũng là một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến hiện tượng trẻ bị u máu bẩm sinh;

  • Do rối loạn hoocmon hay rối loạn miễn dịch trong cơ thể;

  • Bất thường về mạch máu;

  • Ảnh hưởng của hóa chất hay chất độc hại;

  • Sau chấn thương;

u-mau-o-tre

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến u máu, chủ yếu bệnh có từ bẩm sinh

Phương pháp chẩn đoán u máu

Để chẩn đoán bệnh u máu hiệu quả có thể dựa vào phương pháp lâm sàng và cận lâm sàng:

Dựa vào lâm sàng có các thể sau:

  • Thể u máu phẳng hay gọi là vết rượu vang: U phẳng, màu đỏ hay tím, nếu u thâm nhiễm vào cơ sẽ gây biến dạng;

  • U thể hang: U máu đỏ phát triển lớn, nhô gồ lên mặt da hoặc thâm nhiễm vào các tổ chức. U có thể sùi lên như chùm nho, dễ chảy máu hay loét;

  • U dưới da: Mặt da bình thường, có vùng hơi tím dưới da, mật độ căng, bóp xẹp;

  • U máu xương: Rất phổ biến vùng xương hàm, có biểu hiện chảy máu chân răng, răng lung lay, nếu nhổ sẽ chảy máu nhiều và khó cầm (Chụp X-quang xương hàm có hiện tượng u phá hủy xương hàm);

  • U máu thể động mạch: U phát triển chậm, to dần ở tuổi trưởng thành, sờ có cảm giác nóng, mạch đập, có thể có cảm giác “rung miu”;

  • U bạch mạch: U phát triển chậm, gây biến dạng mặt, chân, tay… mật độ mềm, căng, có nhiều túi dịch (chọc hút dịch có màu vàng chanh);

  • U hỗn hợp: Thường kết hợp u thể hang và u bạch mạch, u phát triển thường gây biến dạng tổ chức;

Cận lâm sàng:

  • Chụp mạch: Vùng u có hiện tượng ngấm thuốc mạnh;

  • Siêu âm: Có vùng giãn âm rõ ở giữa;

  • Chụp CT Scan sọ mặt, chụp cộng hưởng từ MRI để xác định vị trí u, kích thước và sự xâm lấn của u một cách chính xác;

  • Sinh thiết tế bào: Nếu u ở vùng sâu và khó xác định;

  • Loét, nhiễm trùng, hoại tử u;

  • Chảy máu;

  • Ảnh hưởng tới thẩm mỹ: U phát triển gây biến dạng mặt;

  • Suy tim;

  • Tắc nghẽn đường thở: Trường hợp u khí quản, u lớn vùng dưới hàm chèn ép đường thở;

  • Ảnh hưởng tới tâm lý;

u-mau-o-tre-em-la-gi

U máu ở trẻ em đa phần được phát hiện khi nổi rõ trên da gây mất thẩm mỹ

Các phương pháp điều trị u mạch máu

Có nhiều phương pháp điều trị u máu khác nhau, tuy nhiên việc áp dụng phương pháp điều trị nào còn tùy thuộc vào từng thể bệnh, từng vị trí đòi hỏi bác sĩ có sự lựa chọn phương pháp điều trị sao cho đạt được các yêu cầu:

  • Khỏi bệnh;

  • Không gây ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển của cơ thể;

  • Thẩm mỹ;

Điều trị Steroid đường uống: Cần có bác sĩ giàu kinh nghiệm điều trị và theo dõi sự đáp ứng của thuốc.

Nhược điểm: Nếu dùng kéo dài có thể có biến chứng (bộ mặt cushing, nấm miệng, chậm phát triển tinh thần), Dans de Angelis (2001): tỉ lệ đáp ứng với thuốc chỉ có 30%.

Tiêm xơ: Rất có hiệu quả với u nội mạc mạch máu và u dị dạng mạch máu. Nhưng phải được điều trị bởi bác sĩ có kinh nghiệm.

Điều trị Interferon a-2b (Heberon): theo nghiên cứu của Juan Manuel Marquer – Pediatric University hospital Lahabana – Cu Ba có đáp ứng tốt cho trẻ từ 1,5-14 tháng tuổi.

Propranolol đường uống: Có hiệu quả đáp ứng thuốc tốt cho thể u nội mạc mạch máu – Cần có sự khám xét toàn thân với trẻ trước khi có chỉ định điều trị như xét nghiệm chức năng gan, thận, siêu âm tim, khám chuyên khoa nhi.

Phẫu thuật: Tùy thể bệnh, vị trí và mức độ khu trú của khối u.

Nút mạch: Trường hợp u dị dạng mạch máu. Nhưng sau đó phải tiến hành phẫu thuật ngay mới có hiệu quả.

Phương pháp laser: Trường hợp u phẳng và nông.

Ca thành công

Phần lớn u máu ở trẻ nhỏ thoái triển dần theo thời gian. Tuy nhiên, với trường hợp u máu phát triển nhanh, khối u đe dọa đến sự sống, chức năng hoặc ảnh hưởng thẩm mỹ nặng thì cần được điều trị. Lời khuyên chung cho trẻ em bị u máu là điều trị càng sớm càng tốt. Phát hiện sớm thì diện tích u còn nhỏ, mạch máu cũng nhỏ, điều trị cho hiệu quả cao.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top