✴️ Dò luân nhĩ ở trẻ em

Nội dung

ĐẠI CƯƠNG

Định nghĩa

Dò luân nhĩ là 1 dị tật bẩm sinh lành tính của mô mềm trước tai. Hình ảnh thường gặp là 1 lỗ nhỏ ở trước tai, lỗ này dẫn vào 1 đường dò dưới da đi gần tới sụn vành tai. 

Nguyên nhân:

Do sự phát triển khiếm khuyết của cung mang số 1 và 2.

Tần suất 

0.1-0.9% ở Mỹ, 0.9% ở Anh, 4-10% ở châu Á và châu Phi.

 

CHẨN ĐOÁN

Bệnh sử:

Lỗ nhỏ trước tai bẩm sinh, có thể không triệu chứng, hoặc rỉ dịch, viêm sung huyết, abscess.

Lâm sàng:

Dò luân nhĩ có thể suốt đời không triệu chứng.

Dấu hiệu nhiễm trùng sớm: sưng tấy, đau, đỏ da. Diễn tiến lâu có thể dẫn tới viêm mô tế bào, abscess. 

Cận lâm sàng:

Công thức máu: khi có tình trạng viêm nhiễm, bạch cầu tăng, bạch cầu đa nhân trung tính chiếm ưu thế.

Cấy mủ (khi có abscess): Tác nhân thường là: Staphylococcus aureus, ngoài ra còn có Proteus, Streptococcus, Peptococcus.

 

ĐIỀU TRỊ

Nguyên tắc điều trị:

Nếu bệnh nhân không triệu chứng thì không can thiệp.

Khi có dấu hiệu nhiễm trùng, điều trị nội khoa, khi nhiễm trùng tái phát nhiều lần sẽ can thiệp ngoại khoa.

Điều trị nội khoa

Khi có dấu hiệu nhiễm trùng, sử dụng kháng sinh , ví dụ cephalexin, amoxicillin-clavulanate potassium, erythromycin.

Điều trị ngoại khoa

Chọc hút dịch, hoặc rạch tháo mủ và dẫn lưu khi có abscess.

Phẫu thuật lấy trọn đường dò được chỉ định khi nhiễm trùng tái phát nhiều lần.

 

THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM

Theo dõi:

Sau mổ theo dõi tình trạng chảy máu, nhiễm trùng vết mổ.

Tái khám:

Hẹn tái khám sau 1 tuần để cắt chỉ vết thương.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top