✴️ Đừng lơ là trước những dấu hiệu Zona thần kinh ở trẻ em

Nội dung

Nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh ở trẻ em

nguyên nhân gây zona thần kinh ở trẻ em

Bệnh zona thần kinh ở trẻ em hay người lớn nói chung là do sự tái hoạt động của virus herpes zoster. Virus này cũng chính là tác nhân gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ em.

Khi virus thủy đậu trú ngụ trong cơ thể ở trạng thái “ngủ” bên trong các dây thần kinh cảm giác, chúng có thể “thức giấc” sau nhiều năm. Tiếp đó, virus này sẽ đi dọc theo các dây thần kinh cảm giác vào da và tạo ra những mảng phát ban khiến trẻ cảm thấy đau, rát và được gọi là zona thần kinh hay bệnh giời leo.

Chưa có kết luận y khoa nào giải thích được vì sao virus thủy đậu lại có thể tái hoạt động và gây bệnh zona thần kinh ở trẻ em. Tuy nhiên những yếu tố sau đây có thể là nguy cơ khiến bé có khả năng bị zona thần kinh hơn, đó là:

  • Hệ miễn dịch kém (đặc biệt là trẻ mắc các phải hội chứng suy giảm miễn dịch, các bệnh lý làm giảm sức đề của bé, trẻ sinh non,…)

  • Mệt mỏi, căng thẳng

  • Trẻ mắc bệnh ung thư hoặc đang điều trị bằng tia xạ

  • Làm tổn thương vùng da nổi ban,…

Nhận biết các dấu hiệu zona thần kinh ở trẻ em

dấu hiệu zona thần kinh ở trẻ em

Một số trường hợp zona thần kinh ở trẻ em có thể để lại những di chứng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe, ngoại hình của trẻ. (ảnh minh họa)

Bệnh zona thần kinh ở trẻ em có thể xuất hiện ở nhiều khu vực khác nhau trên cơ thể của bé tùy thuộc vào dây thần kinh nào bị ảnh hưởng.

  • Triệu chứng đầu tiên dễ nhận biết khi bé mắc zona thần kinh là tăng cảm giác da hoặc cảm giác đau ở 1 phía của cơ thể. Các cảm giác này có thể ngứa, căng, bỏng, nhức dai dẳng, đau nhói.

  • Thông thường thì cơn đau sẽ xuất hiện được 1-3 ngày các dải ban sẽ nổi lên dọc theo đường dây thần kinh, chúng tấy đỏ, phồng lên ở ngay vị trí đau. Sau đó sẽ tụ mủ và đóng vảy trong khoảng 10-12 ngày.

  • Khoảng 2-3 tuần sau, ban sẽ biến mất và vảy rơi ra, có thể để lại sẹo.

 

Bệnh zona thần kinh ở trẻ em có lây không?

Bệnh zona thần kinh có thể lây truyền từ trẻ bị nhiễm sang trẻ khác nếu những trẻ này trước đây chưa từng bị mắc bệnh thủy đậu. Trẻ bị nhiễm thay vì bị zona bé thường bị mắc bệnh thủy đậu. Khi con đã bị mắc bệnh thủy đậu thì bé sẽ không bị nhiễm zona từ người khác nữa. Nhưng một khi đã bị nhiễm zona thì bé lại có khả năng bị tái phát zona sau này.

Chỉ khi tất cả các mụn nước đã khô thì không còn khả năng lây nhiễm nữa.

Các biến chứng của bệnh zona thần kinh

Nếu không được điều trị cẩn thận bệnh zona thần kinh ở trẻ em có thể gây nhiễm trùng da. Nếu zona thần kinh mọc ở các vị trí ở mặt, đặc biệt là gần mắt có thể làm giảm thị lực và ảnh hường đến dây thần kinh cơ mặt.

Một yếu tố nữa là zona thần kinh có thể để lại sẹo do đó gây mất thẩm mỹ. Chính vì vậy khi trẻ bị zona thần kinh ba mẹ nên cho con đi thăm khám để bé được điều trị hiệu quả, loại bỏ những biến chứng trên.

Trẻ bị zona thần kinh khi nào cần đi khám ngay?

Ba mẹ nên cho bé đi khám nếu thấy nổi ban thành 1 dải ở một phía của cơ thể. Đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt vì những thuốc kháng virus chỉ hiệu quả khi được sử dụng sớm.

Cần cho bé đi khám ngay nếu:

  • Nếu vết ban và vết phồng nổi lên ở mũi hoặc gần mắt, cần phải cho trẻ đi khám ngay lập tức vì virus có thể lan đến mắt làm tổn thương mắt và mù.

  • Ngoài ra cần cho bé đi khám càng sớm càng tốt nếu con đang mắc phải những bệnh làm suy giảm sức miễn dịch của cơ thể. Nhờ có thể tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

  • Bệnh zona kèm với sốt cao hoặc mệt mỏi.

  • Vết phồng lan ra những khu vực khác của cơ thể.

Chuyên khoa Nhi quy tụ đội ngũ bác sĩ Nhi khoa giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, khám tận tình, hạn chế kháng sinh; hệ thống xét nghiệm, máy móc, chẩn đoán hình ảnh tân tiến; cơ sở vật chất hiện đại – đầy đủ tiện nghi, không gian sạch sẽ; thanh toán BHYT và bảo hiểm bảo lãnh, phục vụ tận tình.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp 

return to top