Thông báo tổ chức lớp Dược lâm sàng 2023

Nội dung

I. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA:

1.  Dược sĩ trong bệnh viện có nhu cầu.

2.  Dược sĩ từ các bệnh viện khác có nhu cầu.

 

II. THỜI GIAN, NỘI DUNG ĐÀO TẠO:

1. Giảng viên:

Giảng viên chính: TS. DS. Võ Thị Hà – Giảng viên BM Dược lý – Dược lâm sàng - ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch; Phụ trách Tổ DLS, Phó Khoa Dược - Bv NTP.

Hỗ trợ: Các dược sĩ lâm sàng của Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.

2. Thời gian và hình thức chiêu sinh:

Hình thức chiêu sinh: chiêu sinh liên tục.

  • Chiêu sinh tuần 1, 3 hàng tháng: chương trình Module 01
  • Chiêu sinh tuần 2, 4 hàng tháng: chương trình Module 02
  • Chiêu sinh tuần 1, 2, 3, 4 hàng tháng: chương trình Module 03

Thời gian thực hành mỗi module: trong giờ hành chính, từ thứ 2 đến thứ 6.

Chỉ tiêu tuyển sinh mỗi module:

  • Module 1: Tối đa: 4 học viên/tuần
  • Module 2: Tối đa: 4 học viên/tuần
  • Module 3: Tối đa: 2 học viên/tuần

 

III. THỜI GIAN NHẬN HỒ SƠ:

Thời gian bắt đầu thực hành: từ đầu mỗi tháng, dự kiến sẽ bắt đầu học từ tháng 4/2023

 

IV.  NỘI DUNG ĐÀO TẠO:

 

 

Nội dung

Mục tiêu

Module 1 (01 tuần từ thứ 2 đến thứ 6, giờ hành chính) – TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG

  • Tìm hiểu các hoạt động dược lâm sàng tại bệnh viện
  • Tìm hiểu các hoạt động thông tin thuốc
  • Tìm hiểu các hoạt động quản lý phản ứng có hại của thuốc
  • Kiến tập hoạt động dược lâm sàng tại Phòng phát thuốc bảo hiểm y tế
  • Kiến tập hoạt động tư vấn thuốc cho bệnh nhân ngoại trú
  • Kiến tập hoạt động dược lâm sàng nội trú tại khoa lâm sàng
  • Kiến tập hoạt động phân tích bệnh án nội trú

 

Sau khi tham gia thực tập Module 1, học viên có thể:

  • Mô tả được các hoạt động dược lâm sàng tại bệnh viện
  • Mô tả được quy trình, kinh nghiệm và các nguồn tài liệu phục vụ cho hoạt động thông tin thuốc
  • Mô tả được quy trình và kinh nghiệm khi quản lý phản ứng có hại tại bệnh viện
  • Mô tả được các bước và kinh nghiệm khi dược sĩ duyệt đơn cho bệnh nhân ngoại trú
  • Mô tả được các bước và kinh nghiệm khi tư vấn cho bệnh nhân ngoại trú
  • Mô tả được quy trình và kinh nghiệm khiđi bệnh phòng và hội chẩn cùng bác sĩ. 
  • Mô tả được các bước và kinh nghiệm khi phân tích bệnh án nội trú

 

Module 2 (01 tuần từ thứ 2 đến thứ 6, giờ hành chính) – QUẢN LÝ KHÁNG SINH

  • Kinh nghiệm triển khai chương trình quản lý kháng sinh tại bệnh viện
  • Sử dụng kháng sinh vancomycin và colistin
  • Một số ca lâm sàng hội chẩn liên quan nhiễm khuẩn một số gram âm, gram dương điển hình
  • Một số tình huống ADR điển hình liên quan kháng sinh

 

Sau khi tham gia thực tập Module 2, học viên có thể:

  • Trình bày được các kinh nghiệm triển khai chương trình quản lý kháng sinh tại bệnh viện
  • Trình bày được kinh nghiệm hội chẩn liên quan sử dụng kháng sinh vancomycin và colistin
  • Trình bày được kinh nghiệm hội chẩn liên quan điều trị nhiễm khuẩn một số gram âm, gram dương điển hình
  • Trình bày được kinh nghiệm xử lý một số tình huống ADR điển hình liên quan kháng sinh

Module 3 (01 tuần từ thứ 2 đến thứ 6, giờ hành chính) – DƯỢC LÂM SÀNG NGOẠI TRÚ TRÊN NGƯỜI BỆNH THÔNG THƯỜNG VÀ NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP

  • Quy trình và các biểu mẫu hoạt động của phân tích đơn và tư vấn người bệnh ngoại trú
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng phỏng vấn tiền sử thuốc của bệnh nhân
  • Kỹ năng phân tích đơn thuốc
  • Kỹ năng tư vấn bệnh nhân thông thường
  • Kỹ năng tư vấn bệnh nhân tăng huyết áp

 

Sau khi tham gia thực tập Module 3, học viên có thể:

  • Xây dựng được quy trình dược lâm sàng ngoại trú
  • Thực hiện được việc phân tích đơn thuốc ngoại trú
  • Thực hiện được việc tư vấn bệnh nhân ngoại trú

 

 

Kinh phí: 1.000.000đ/tuần/học viên 

(Học viên tự túc chi phí ăn, ở. Chi phí chưa bao gồm tài liệu)

Cách thức đăng ký: nộp hồ sơ trực tiếp

Kết thúc khóa có cấp chứng nhận thời gian tham gia 

Tải mẫu đơn đăng ký: TẠI ĐÂY

Thông tin hướng dẫn đăng ký và sắp xếp lịch học vui lòng liên hệ:

  • CN Vũ Minh Tuấn: 0907.10.10.25
  • CN Dương Trần Cát Uyên: 0969.011.426
return to top