✴️ Thông tin cần biết về xuất huyết nội sọ và nhân một ca lâm sàng tại Bv Nguyễn Tri Phương

Nội dung

Xuất huyết nội sọ là gì?

Xuất huyết nội sọ là một loại đột quỵ xảy ra khi mạch máu đột nhiên bị vỡ và máu tràn vào nhu mô não. Lượng máu trong não gia tăng áp lực có thể làm tổn thương các tế bào não. Trong trường hợp xuất huyết một cách ồ ạt có thể khiến nạn nhân bất tỉnh hoặc tử vong. Xuất huyết nội sọ có thể xảy ra ở nhiều khu vực khác nhau trong não. Các vị trí phổ biến nhất bao gồm:

  • Hạch nền;
  • Tiểu não;
  • Thân não;
  • Vỏ não.

Một số triệu chứng ban đầu có thể bao gồm

  • Yếu người;
  • Mất cảm giác hoặc tê liệt một phần cơ thể;
  • Đau đầu, lú lẫn.

Người có triệu chứng xuất huyết nội sọ cần phải tìm kiếm sự chăm sóc y tế càng sớm càng tốt.

Mục tiêu chính của điều trị xuất huyết nội sọ chính là cầm máu dẫn lưu lượng máu đang chèn ép mô não. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương và vị trí xuất huyết trong não, người bị xuất huyết nội sọ có thể cần được chăm sóc và điều trị trong thời gian dài hay ngắn.

Yếu tố nguy cơ

Nguy cơ bị xuất huyết nội sọ có thể tăng lên đặc biệt có kèm theo tình trạng huyết áp cao phổ biến ở người lớn tuổi. Có thể làm giảm nguy cơ mắc xuất huyết nội sọ bằng cách:

  • Kiểm soát bệnh tiểu đường;
  • Bỏ thói quen hút thuốc;
  • Kiểm soát và điều trị bệnh tim;
  • Tập thể dục thường xuyên;
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh;
  • Điều trị huyết áp cao.

Triệu chứng của xuất huyết nội sọ

Có nhiều triệu chứng tiềm ẩn của xuất huyết nội sọ, trong đó đau đầu là một trong những triệu chứng mà nhiều người bỏ qua. Điều quan trọng là phải nhận biết được một số dấu hiệu và triệu chứng quan trọng như:

  • Đau đầu đột ngột, dữ dội;
  • Khó nói, khó hiểu hay mất khả năng viết hoặc đọc một cách đột ngột;
  • Tê, ngứa đột ngột hoặc yếu ở một bên cánh tay, chân hoặc một bên mặt;
  • Mê sảng, mất ý thức;
  • Nôn hoặc buồn nôn;
  • Mất thăng bằng;
  • Đột ngột thay đổi về thị lực ở một hoặc cả hai mắt;
  • Lú lẫn;
  • Mất phối hợp vận động.

Chẩn đoán

Bác sĩ thường chỉ định thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp CT hoặc MRI để xác nhận tình trạng và nguyên nhân nào gây ra xuất huyết. Hình ảnh này để xác định xem người đó có các triệu chứng do xuất huyết nội hay do một tình trạng khác, chẳng hạn như đột quỵ.

Trong một số trường hợp, có thể sử dụng kỹ thuật chụp mạch máu số hóa xóa nền (DSA) để tìm kiếm những bất thường đối với mạch máu.

Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm máu giúp xác định các nguyên nhân khác gây ra tình trạng trên như bệnh tự miễn hoặc các vấn đề về đông máu.

Điều trị xuất huyết nội sọ

Có hai giai đoạn điều trị xuất huyết nội sọ: Điều trị lập tức và điều trị lâu dài.

Nói chung, bênh nhân sẽ có tiên lượng kết quả tốt nếu được điều trị sớm kể từ khi bắt đầu có tình trạng xuất huyết. Nếu khoảng thời gian bắt đầu có triệu chứng càng kéo dài thì lượng máu chảy càng nhiều, dẫn đến bệnh nhân càng có nhiều khả năng gặp phải các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả tử vong.

Điều trị ngay lập tức cho xuất huyết nội sọ bao gồm kiểm soát huyết áp và tình trạng xuất huyết. Trong trường hợp cần phẫu thuật, bác sĩ sẽ loại bỏ huyết khối, giải quyết động mạch bị vỡ và giảm áp cho mô não.

Đối với điều trị lâu dài, việc kiểm soát huyết áp cao và thay đổi lối sống cũng như kiểm tra tái khám thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ xuất huyết trong tương lai.

Điều trị bổ sung tùy thuộc vào mức độ tổn thương não. Vật lý trị liệu, phụ hồi chức năng sẽ giúp bệnh nhân có thể khôi phục một phần các hoạt động thường ngày. Trị liệu ngôn ngữ có thể được áp dụng giúp bệnh nhân lấy lại được khả năng giao tiếp.

NHÂN MỘT CA XUẤT HUYẾT NỘI SỌ DO DỊ DẠNG MẠCH MÁU TẠI BV NGUYỄN TRI PHƯƠNG

Xuất huyết nội sọ có thể xảy ra ở bất cứ ai. Tuy nhiên, những người bị huyết áp cao hoặc có các chấn thương vùng đầu từ trước có nguy cơ bị xuất huyết nội sọ cao hơn.

Ngoài ra, các mạch máu bất thường trong não có thể gây xuất huyết nội sọ. Các nguyên nhân ít gặp hơn của xuất huyết nội sọ bao gồm:

  • Chấn thương đầu;
  • Khối u;
  • Sử dụng chất làm loãng máu;
  • Vỡ phình động mạch não;
  • Vấn đề đông máu;
  • Lạm dụng một số loại thuốc;
  • Một số rối loạn khác về máu chẳng hạn như thiếu máu hồng cầu hình liềm.

Tại BV Nguyễn Tri Phương, một trường hợp bệnh nhân 46 tuổi, vào viện bệnh cảnh đột quỵ, chẩn đoán bị dò động tĩnh mạch màng cứng hiếm gặp gây xuất huyết nội sọ xảy ra 1 năm sau chấn thương.
     

Hình ảnh xuất huyết não trên CTscan khi nhập viện và sau 01 ngày

                       

          CT xuất huyết não          CT xuất huyết não

Hình ảnh DSA: dò động tĩnh mạch màng cứng- giãn tĩnh mạch vỏ não. Động mạch màng não giữa vào ổ máu tụ

       DSA xuất huyết não          DSA xuất huyết não

 

Tĩnh mạch vỏ não giãn, đường nứt sọ do chấn thương đầu cách 1 năm khả năng là nguyên nhân gây dò 

 

             

      Hình ảnh kiểm tra sau phẫu thuật trên CTscan

 kiểm tra CTscan sau phẫu thuật
 

Kết quả sau phẫu thuật: Bệnh nhân hồi phục tốt, không để lại bất cứ khiếm khuyết thần kinh. Đi đứng, sinh hoạt bình thường. 

Xem thêm: Chọc hút máu tụ - Bơm thuốc tiêu sợi huyết trong xuất huyết não

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top