Chướng bụng đầy hơi ở trẻ em thường gặp ở những trẻ gặp các vấn đề về đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, dị tật đường ruột; trẻ sinh non; trẻ có hệ miễn dịch kém đặc biệt là cấu tạo đường ruột chưa hoàn chỉnh. Tuy nhiên những trẻ khác cũng rất dễ bị chướng bụng đầy hơi do một số nguyên nhân sau đây.
Những loại thực phẩm, đồ ăn đã bị ôi thiu, chưa chin, nguội lạnh có thể khiến bé có nguy cơ bị chướng bụng đầy hơi. Bên cạnh đó trẻ tiêu thụ những loại thức ăn nhanh, chứa những loại chất béo lâu tan như súc xích, thịt nướng, các đồ chiên rán,… khiến bé khó tiêu gây chướng bụng đầy hơi cho con. Ở những trẻ còn đang bú mẹ thì chế độ ăn của mẹ có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến chứng đầy bụng khó tiêu ở trẻ em, do đó khi bé bị chướng bụng đầy hơi mẹ cần chú ý điều chỉnh lại chế độ ăn của mình sao cho hợp lý.
Tiếp theo là đối với những trẻ đang ở giai đoạn tập ăn dặm, việc chuyển đổi từ bú sữa mẹ hoàn toàn sang ăn dặm hoặc uống thêm sữa ngoài cũng có thể khiến hệ tiêu hóa của bé bị thay đổi đột ngột dễ gây chướng bụng đầy hơi ở trẻ.
Trẻ bị dị ứng protein sữa hay không dung nạp đường lactose sẽ khiến sẽ đường lactose trong cơ thể (chủ yếu từ sữa) không được tiêu hóa, chúng sẽ bị vi khuẩn lên men tạo khí, gây ra hiện tượng đầy bụng ở trẻ. Trẻ bị dị ứng protein sữa có thể bị riêu chảy, nôn trớ và chướng bụng khó tiêu. Ngoài sữa thì những trẻ bị dị ứng thực phẩm trong thức ăn, cũng dễ khiến con bị đầy bụng.
Bệnh tiêu hóa thường gặp ở trẻ như trào ngược dạ dày thực quản, tiêu chảy, táo bón,… sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lên men tạo khí, gây đầy hơi cho trẻ. Ngoài ra với những trẻ đang dùng thuốc kháng sinh có thể khiến rối loạn hệ vi sinh đường ruột vì kháng sinh có thể tiêu diệt cả những lợi khuẩn đường ruột, điều này khiến trẻ dễ bị tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu.
Khi bị chướng bụng đầy hơi ở trẻ thường có các biểu hiện sau:
– Bé quấy khóc, khó chịu ở bụng sau ăn khoảng 1-2 giờ, sờ bụng bé thấy căng tròn, đầy khí. Mẹ dùng bàn tay vỗ nhẹ vào bụng bé thì thấy phát ra âm thanh như tiếng trống.
– Bé đau bụng râm ran, bỏ ăn hoặc chán ăn hơn bình thường.
– Con có thể buồn nôn hoặc nôn mửa.
– Bé xì hơi nhiều lần, đi ngoài phân lỏng hoặc sền sệt, phân sống hoặc phân táo bón.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh