Điều trị ban đầu
Oxy để duy trì SpO2 ≥ 95% tốt nhất nên dùng qua mask ở trẻ nhỏ
Khí dung β2 giao cảm 3 lần liên tiếp mỗi 20 phút cho đến khi cắt cơn. Nên phun dưới oxy, không dùng dây khí nén. Nếu không có Jet nebulisez, dùng MDI + buồng đệm + mặt nạ
Anticholinergic: Ipratropium, phun khí dung mỗi 20 phút x 3 lần liên tiếp, có thể pha chung với β2 giao cảm.
Hydrocortisone 5 mg/kg TM hay Methylprednisolone 1mg/kg mỗi 6 giờ trong 24 giờ đầu, sau đó mỗi 12 giờ
Điều trị tiếp theo sau 1 giờ
Đáp ứng tốt: bớt khó thở, SpO2 ≥ 95%
Tiếp tục β2 giao cảm khí dung và Ipratropium mỗi 4-6 giờ, trong 24 giờ đầu.
mỗi 4-6 giờ cho đến khi cắt cơn
Tiếp tục Hydrocortison (TM), sau đó chuyển sang Prednisone uống trong 3 -5 ngày
Điều trị phòng ngừa
Không đáp ứng: Nằm khoa hồi sức
Tiếp tục khí dung β2 giao cảm mỗi giờ trong 3 giờ, sau đó mỗi 2 – 4 giờ cho đến khi cắt cơn.
Ipratropium mỗi giờ trong 3 giờ, sau đó mỗi 4-6 giờ cho đến khi cắt cơn.
Tiếp tục Hydrocortisone 5 mg/kg/lần TM mỗi 6 giờ
Magnesium sulfat 25-75mg/kg, trung bình 50mg/kg TTM trong 20 phút đối với trẻ ≥ 1 tuổi
Aminophylline truyền TM đối với trẻ < 1 tuổi. Liều tấn công 5mg/kg truyền trong 20 phút (nếu có dùng theophylline trước đó thì dùng liều 3mg/kg). Duy trì 1mg/kg/giờ. Nên theo dõi nồng độ Theophylline máu ở giờ thứ 12 và sau đó mỗi 12 đến 24 giờ.
Nếu thất bại
Tiếp tục phun khí dung Salbutamol kết hợp Ipratropium
β2 giao cảm truyền tĩnh mạch
Salbutamol: liều tấn công 15µg/kg truyền trong 20 phút, sau đó duy trì: 1 µg/kg/phút
hoặc Terbutaline: liều tấn công 15µg/kg truyền trong 20-30 phút, sau đó duy trì: 1 g/kg/phút
Hoặc truyền TM Théophylline đối với trẻ dưới 1 tuổi.
Liều tấn công 5mg/kg truyền trong 20 phút (nếu có dùng theophylline trước đó thì dùng liều 3mg/kg). Duy trì 1mg/kg/giờ.
Cần kiểm tra khí máu và Kali mỗi 6 giờ.
Kháng sinh nếu có viêm phổi hay bằng chứng nhiễm trùng.
Dọa ngưng thở
Điều trị ban đầu
Oxy giữ SaO2 92-96%
Adrenaline 1‰ 0,01 mL/kg, tối đa 0,3 mL/lần TDD mỗi20 phút, cho đến khi cắt cơn, tối đa 3 lần.
Khí dung β2 giao cảm và Ipratropium qua Jet nebulizer giống hen cơn nặng
Hydrocortisone 5-7 mg/kg TM mỗi 6 giờ
Điều trị tiếp theo
Giống điều trị tiếp theo của hen cơn nặng
Điều trị khác
Truyền dịch: theo nhu cầu cơ bản để tránh thiếu dịch gây khô và tắc đàm, nhưng không truyền quá nhiều gây nguy cơ quá tải và tăng tiết ADH không thích hợp. Dịch truyền Dextrose 5% trong 0,2%/0,45% saline, pha thêm kali 40mEq/L (thường truyền 2ml/kg/giờ ở trẻ 1 – 9 tuổi, 1,5ml/kg/giờ ở trẻ 10 – 15 tuổi). Theo dõi đường huyết mỗi 6 giờ.
Kháng sinh khi có bội nhiễm: sốt, bạch cầu tăng, đàm mủ, X-quang có viêm phổi.
Đặt nội khí quản và thở máy khi ngưng thở hay thất bại tất cả các điều trị trên
Phác đồ điều trị cắt cơn hen1 (hình 6)
Điều trị phòng ngừa
Mục tiêu điều trị phòng ngừa và quản lý bệnh nhân hen là đạt được mục tiêu kiểm sốt hen tốt, giúp bệnh nhân không lên cơn hen và có thể sinh hoạt và học tập như trẻ bình thường. Đây chính là điều trị bệnh hen, điều trị theo bệnh sinh và sinh lý bệnh của hen. Điều trị phòng ngừa tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh (bậc hen) (bảng 4) và mức độ kiểm soát hen (bảng 5).
Giáo dục bệnh nhân
Tránh yếu tố nguy cơ
Tránh khói thuốc lá (chủ động và thụ động), thuốc xịt phòng, các hương nặng mùi
Tránh tiếp xúc với thú vật có lông (chó, mèo…)
Dọn dẹp nhà cửa sạch và thoáng đặc biệt phòng ngủ
Hạn chế tiếp xúc các yếu tố khác gây ra cơn hen (thuốc,…)
Giảm cân ở bệnh nhân béo phì, duy trì chế độ ăn hợp lý.
Xịt β2 giao cảm trước khi gắng sức
Tuân thủ điều trị, đặc biệt nếu có sử dụng thuốc phòng ngừa. Sử dụng đúng bình xịt định liều (kèm buồng đệm ± mặt nạ).
Biết xử trí cơn hen tại nhà và dấu hiệu nặng cần nhập viện
Phân biệt được thuốc cắt cơn và thuốc phòng ngừa
Hướng dẫn sử dụng β2 giao cảm bình xịt định liều khi lên cơn hen
Biết dấu hiệu nặng cần đưa đến bệnh viện: khó thở nặng, không đáp ứng ba liều khí dung β2 giao cảm hoặc xấu hơn.
Tái khám định kỳ mỗi 1-3 tháng ngay cả khi bệnh hen đã được kiểm soát. Nếu có cơn kịch phát, tái khám trong vòng 2 – 4 tuần sau khi đã điều trị cắt cơn.
Đánh giá, điều trị và theo dõi hen
Mục đích điều trị là đạt được kiểm soát hen tốt. Do đó nếu hen đã đạt được kiểm soát tốt, điều trị sẽ được duy trì mức thấp nhất để hen vẫn được kiểm soát. Nếu kiểm soát hen chưa tốt, cần tăng bậc điều trị dần đến khi trẻ đạt được kiểm soát tốt.
Mỗi lần tái khám cần đánh giá lại toàn diện trẻ bị hen (bệnh hen + tuân thủ điều trị..)
Điều trị phòng ngừa hen cho trẻ trên 5 tuổi
Khuyến cáo sử dụng ICS liều thấp hơn leucotrien modifier.
Tăng liều ICS hoặc kết hợp ICS liều thấp và leucotrien modifier đối với hen không kiểm soát.
ICS: Inhaled glucocorticosteroids – Corticoides đường hít
LABA: Long acting β2 agonist
Hình 5: Sơ đồ chiến lược điều trị hen phế quản dựa trên mức kiểm soát (GINA 2014)
Điều trị phòng ngừa cho trẻ từ 5 tuổi trở xuống (tham khảo)
Corticoids uống chỉ sử dụng để điều trị cắt cơn
Thuốc phòng ngừa
Bảng 6: Liều corticosteroids hít ở trẻ em (ICS)
Dạng phồi hợp: ICS + LABA (long acting beta angonism)
Budesonide + Formoterol: Symbicort
Fluticasone + Salmeterol: Seretide
Montelukast (Leucotrien modifier):
Chỉ định trong điều trị phòng ngừa hen
Thuốc thay thế điều trị bậc 2, khi trẻ không thể sử dụng ICS hoặc bị dị ứng hoặc tác dụng phụ với ICS.
Thuốc thay thế điều trị bậc 2, khi trẻ có kèm theo viêm mũi dị ứng
Thuốc thêm vào với ICS điều trị bậc 3 nhằm giảm liều corticoids hít.
Thuốc thêm vào với ICS điều trị bậc 3, 4 khi không sẵn có dạng phối hợp 2 trong 1 hoặc không dung nạp LABA.
Liều dùng: Trẻ ≥ 15 tuổi: 10mg
Trẻ 6 – 14 tuổi: 5mg
Trẻ < 6 tuổi: 4mg
TÓM TẮT
Hen là bệnh lý viêm mạn tính của đường hô hấp, ảnh hưởng đến chất lượng sống của trẻ và có thể dẫn đến thay đổi chức năng hô hấp của trẻ về lâu dài nếu không được điều trị kiểm soát tốt.
Điều trị hen thường phải kéo dài nhiều tháng, nhiều năm. Nhân viên y tế cần giúp người nhà phân biệt điều trị cắt cơn hen và điều trị dự phòng hen để có thể đạt tuân thủ điều trị tốt.
Kiểm soát hen là mục tiêu của điều trị hen. Điều trị kiểm soát hen đúng cách sẽ giúp trẻ có cuộc sống vui chơi, học tập như trẻ khỏe mạnh.
Hình 6: Lưu đồ xử trí cắt cơn hen cấp
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh