Đối với trẻ sơ sinh thông thường sau khi bú sữa mẹ thì bé sẽ đi ngoài từ 5 - 7 lần mỗi ngày theo cơ chế tự nhiên của cơ thể. Phân của trẻ sơ sinh có kết cấu hơi mềm và có màu vàng tuy nhiên đây là biểu hiện bình thường và nhiều người thường lầm tưởng rằng bé bị tiêu chảy. Khi các bé sơ sinh bị tiêu chảy sẽ có tần suất đi ngoài từ 10 lần trở lên trong 1 ngày với dạng phân lỏng, có nhiều nước đặc biệt sẽ có hiện tượng sủi bọt liên tục. Đi kèm với đó là những dấu hiệu như quấy khóc, mệt mỏi, bỏ bú,…
Hiện tượng đi ngoài ra bọt ở trẻ sơ sinh
Hầu hết hiện tượng này thường xảy ra phổ biến ở các bé từ 0 tháng tuổi đến khoảng 36 tháng do hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện và khả năng đề kháng kém. Khi trẻ sơ sinh xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng đi ngoài nhầy, ra bọt bố mẹ cần theo dõi và nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở khám chữa bệnh sớm nhất để được điều trị kịp thời và tránh các biến chứng nguy hiểm.
Hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh khá nhạy cảm và chưa phát triển toàn diện nên khả năng đề kháng kém dễ khiến trẻ mắc các bệnh tiêu hoá phổ biến là rối loạn tiêu hoá. Bệnh rối loạn tiêu hoá có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và phần lớn do mất cân bằng các loại vi khuẩn có lợi có hại khiến tăng nhu động ruột của trẻ.
Nguyên nhân đi ngoài ra bọt ở trẻ sơ sinh
Thông thường, vi khuẩn thường tồn tại trên nhiều loại vật dụng sử dụng hàng ngày cho bé như bình sữa, núm ti giả, đồ chơi, thậm chí các bé bú sữa mẹ trực tiếp cũng có thể nhiễm khuẩn nếu mẹ không vệ sinh sạch khuẩn trước khi cho bé ngậm ti. Nếu trường hợp các bé sơ sinh có dấu hiệu đi ngoài nhiều lần và đi ngoài ra bọt thì người lớn cần lưu ý theo dõi tình trạng phân để thông báo chính xác đến bác sĩ chẩn đoán bệnh cho trẻ.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại sữa công thức với các loại hoạt chất khác nhau dành cho trẻ sơ sinh và được sử dụng phổ biến nhờ sự tiện lợi cũng như có thể giải quyết tình trạng cạn sữa mẹ.
Tuy nhiên, không phải bất cứ trẻ sơ sinh nào cũng phù hợp để sử dụng sữa công thức vì trong các loại sữa này thường chứa chất lactose khá nhạy cảm với hệ tiêu hoá của cả người lớn và đặc biệt là trẻ nhỏ. Khi trẻ sơ sinh dị ứng với thành phần lactose của sữa công thức sẽ có biểu hiện đầu tiên chính là tiêu chảy. Nếu trường hợp này kéo dài trong nhiều ngày sẽ dễ khiến trẻ đi ngoài có bọt.
Sử dụng sữa công thức không phù hợp có thể khiến trẻ bị đi ngoài ra bọt
Đối với các bé sơ sinh từ 6 tháng ở giai đoạn bắt đầu ăn dặm các loại thức ăn như bột, cháo, rau củ nghiền nhuyễn,… sẽ dễ gặp hiện tượng đi ngoài ra bọt trong thời gian đầu. Theo các nghiên cứu y khoa cho thấy rằng sau thời gian tiêu hoá các loại sữa bột, sữa mẹ thì khi hệ tiêu hoá tiếp cận các loại thức ăn dặm sẽ có một số phản ứng khiến trẻ bị tiêu chảy.
Giai đoạn ăn dặm thường sẽ xuất hiện đi ngoài ở trẻ
Đây cũng là phản ứng khá tự nhiên của cơ thể trẻ sơ sinh. Nếu trẻ đi ngoài ra bọt trong quá trình ăn dặm thì người nhà cần rà soát các loại thực phẩm bé đã sử dụng cũng như quy trình chế biến để đảm bảo vệ sinh cũng như loại trừ các trường hợp bé dị ứng với thức ăn.
Hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài ra bọt thường khá phổ biến tại Việt Nam và dễ dàng điều trị tuy nhiên nếu chúng ta không đủ kiến thức hoặc không điều trị sớm khi có các triệu chứng đầu tiên sẽ khiến bệnh chuyển biến nghiêm trọng. Có thể nói bé sơ sinh đi ngoài ra bọt là triệu chứng bệnh cấp tính khá nghiêm trọng.
Khi tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến trẻ mệt mỏi, mất nước nhanh và nhiều trường hợp có thể dẫn đến suy hô hấp, suy nội tạng,… Đây là bệnh cấp tính cần được xử lý nhanh chóng với thời gian sớm nhất để tránh biến chứng nên bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi xuất hiện biểu hiện quấy khóc đi kèm đi ngoài ra bọt.
Việc vệ sinh các vật dụng sử dụng trực tiếp hoặc cho trẻ cầm nắm như đồ chơi là rất quan trọng để đảm bảo trẻ không bị nhiễm khuẩn qua đường hô hấp và hệ tiêu hoá. Đối với các loại bình sữa, núm ti, muỗng, chén ăn dặm cần được vệ sinh và tiệt trùng bằng các phương pháp như sử dụng nước sôi hoặc máy tiệt trùng chuyên dụng để đảm bảo vô khuẩn trước khi đưa vào miệng của trẻ.
Làm gì để phòng tránh tình trạng đi ngoài ra bọt ở trẻ sơ sinh
Các loại đồ chơi hoặc gấu bông xung quanh mà trẻ tiếp xúc hàng ngày cũng cần được giặt giũ, rửa sạch thường xuyên từ 2 - 3 lần/ tuần. Điều này vừa đảm bảo tránh các bệnh tiêu hoá mà còn giúp hệ hô hấp của trẻ tránh bụi bẩn tối đa. Cùng với đó, những người thân trong gia đình thường tiếp xúc trực tiếp với trẻ cũng cần vệ sinh tay thường xuyên hoặc sử dụng nước diệt khuẩn để không lây nhiễm vi khuẩn vào cơ thể trẻ.
Chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa mà trẻ sơ sinh hấp thụ hàng ngày. Khi các mẹ đang cho con bú thường sử dụng nhiều thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, gia vị,… thiếu các chất dinh dưỡng, chất xơ trong bữa ăn cũng khiến trẻ sơ sinh khi bú sữa sẽ dễ gặp tình trạng đi ngoài.
Bên cạnh đó, dòng sữa đầu của mẹ thường khá lỏng vì chứa nhiều lượng nước và có ít chất dinh dưỡng cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ đi ngoài. Chính vì thế, mẹ nên bỏ sữa đầu để cho trẻ dùng phần sữa mẹ đặc hơn để đảm bảo dinh dưỡng và tránh tình trạng rối loạn tiêu hoá.
Trong quá trình ăn dặm của trẻ sơ sinh, mẹ cũng cần chú ý bổ sung các loại vitamin từ rau củ quả và cân bằng các chất dinh dưỡng trong bữa ăn để giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Cùng với đó, các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý và chú ý về vấn đề dị ứng thực phẩm trong các bữa ăn để tránh tình trạng đi ngoài. Khi chế biến thực phẩm, chúng ta cũng cần lưu ý về vấn đề vệ sinh và chất lượng các loại thực phẩm để hạn chế nhiễm khuẩn do thức ăn không đảm bảo chất lượng, vệ sinh.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh