✴️ Ho do viêm phế quản bệnh lý về đường hô hấp

Nội dung

1. Ho do viêm phế quản có nhiều giai đoạn

1.1. Ho do viêm phế quản cấp tính

  • Triệu chứng ho thường xuất hiện vào mùa đông xuân hoặc mùa lạnh. Trong mùa nóng bệnh cũng có thể xuất hiện ở những người có thói quen uống nước đá hoặc ngồi máy điều hòa để nhiệt độ quá thấp.

Ho do viêm phế quản cấp tính thường bắt đầu từ từ, khởi phát với các triệu chứng như ho, khó thở....

Ho do viêm phế quản cấp tính thường bắt đầu từ từ, khởi phát với các triệu chứng như ho, khó thở….

  • Ho do viêm phế quản cấp tính thường bắt đầu từ từ, khởi phát với các triệu chứng của viêm long đường hô hấp trên như sốt nhẹ, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, đau rát họng. Đôi khi bệnh xuất hiện với các triệu chứng rầm rộ như: sốt cao 39-40 độ C, người bệnh ho nhiều, ho khan hoặc khạc đờm trắng, đờm đục như mủ, hoặc đờm có màu xanh, màu vàng.

  • Một số trường hợp ho khạc đờm ra máu.

1.2. Ho do viêm phế quản mạn tính

Ho nhiều hơn với những cơn ho kéo dài vào buổi sáng và trong thời tiết ẩm ướt.

  • Thường xuyên bị nhiễm trùng đường hô hấp (như cảm lạnh hoặc cúm) kèm theo ho tồi tệ, ho rũ rượi.

3. Phương pháp điều trị ho do viêm phế quản

Ho do viêm phế quản không phải là bệnh có thể điều trị dễ dàng, nhanh chóng. Nhiều trường hợp bệnh tiến triển thành mạn tính, ho trong thời gian dài, lâu ngày đã ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.

Người bệnh có thể dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc ho (tùy vào nguyên nhân và tình trạng bệnh cụ thể)

Người bệnh có thể dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc ho (tùy vào nguyên nhân và tình trạng bệnh cụ thể)

Hiện nay, mục tiêu trong việc điều trị là giảm triệu chứng ho và giúp người bệnh dễ thở hơn.

  • Uống nhiều nước

  • Thở không khí ấm và ẩm.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định dùng các loại thuốc như:

  • Thuốc kháng sinh: Thuốc này thường được chỉ định trong trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn. Nếu có rối loạn phổi mạn tính hoặc nếu hút thuốc, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để giảm nguy cơ nhiễm trùng thứ phát nghiêm trọng.

  • Thuốc ho. Chỉ được sử dụng trong trường hợp ho dai dẳng gây mất ngủ. Còn trong trường hợp ho ít thì không nên dùng thuốc giảm ho vì ho giúp loại bỏ các chất kích thích từ phổi.

  • Các loại thuốc khác. Nếu có bệnh hen hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bác sĩ có thể khuyên thuốc xịt và các thuốc khác để giảm viêm và mở đoạn thu hẹp phế quản.

Ho do viêm phế quản thường hay bị nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh khác ở đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi….Vì thế khi thấy xuất hiện những cơn ho hoặc ho nặng ngực, khó thở…người bệnh nên tới các bệnh viện có chuyên khoa Hô hấp để được làm các xét nghiệm, kiểm tra cần thiết. Việc xác định chính xác nguyên nhân gây ho sẽ giúp bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Chuyên khoa Hô hấp – Bệnh viện là một trong những địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy, được nhiều người biết đến. Tại đây có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Hô hấp giàu kinh nghiệm cùng với hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Từ đó có phác đồ điều trị hiệu quả.
Ho do viêm phế quản cần phải điều trị liên tục, nhanh chóng để loại bỏ sớm bệnh, cải thiện nhanh tình trạng sức khỏe, mang lại sự thoải mái cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top