ĐẠI CƯƠNG
Tỷ lệ mắc hội chứng thận hư tiên phát 1-3/100.000 trẻ dưới 16 tuổi, 80% trẻ đáp ứng với liệu pháp corticoid. Tỷ lệ mắc nam nhiều hơn nữ (nam/nữ = 3/1)
CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán hội chứng thận hư
Chẩn đoán biến chứng
Rối loạn thăng bằng nước, điện giải
Suy thận cấp
Nhiễm trùng: Viêm phúc mạc do phế cầu, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi, viêm mô tế bào.
Tắc mạch: do tăng đông, giảm thể tích tuần hoàn
Giảm khối lượng tuần hoàn:
Rối loạn tăng trưởng: Chậm phát triển chiều cao được ghi nhận do
+ Thoát một số hormone qua nước tiểu
+ Suy giáp: do thoát protein mang Iod
+ SDD do thiếu đạm
CHỈ ĐỊNH SINH THIẾT THẬN
+ Hội chứng thận hư kháng thuốc .
+ Trẻ <1 tuổi
+ Trẻ > 10 tuổi nếu hội chứng thận hư kháng thuốc hoặc phụ thuộc.
+ Tăng huyết áp.
+ Đái máu đại thể hoặc hồng cầu niệu (+++).
+ Bổ thể máu giảm.
+ Suy thận.
+ Tiền sử gia đình suy thận và nghe kém.
ĐIỀU TRỊ
Điều trị đặc hiệu
Điều trị hỗ trợ
Chế độ ăn
+ Năng lượng bình thường, chất béo thấp, 10- 14% protein, 40- 50% chất béo không bão hòa, 40- 50% glucose.
+ Hạn chế muối nếu có phù
+ Hạn chế 50% dịch duy trì nếu có phù.
+ Yêu cầu protein.
+ Không có bằng chứng về việc tăng protein trong khẩu phần ăn đem lại hiệu quả trong điều trị trừ khi bị mất số lượng lớn ảnh hưởng đến sựphát triển của cơ thể.
Giảm protein niệu
Thuốc ức chế men chuyển (ACE inhibitor): Bắt đầu liều enalapil 0.1- 1.0 mg/kg ngày mỗi 12h hoặc 24h (tối đa 40mg/ ngày) hoặc captopril 1-2 mg/kg/24 giờ hoặc ramipril 0.05- 0.2 mg/kg/ngày 1 lần (tối đa 10mg).
Thuốc ức chế receptor Angiontension II: Thêm losartan 0.5- 2.0 mg/kg/ ngày (tối đa 100mg) nếu protein niệu vẫn còn.
Cân nhắc dùng kháng viêm nonsteroid trên bệnh nhân thận hư kháng thuốc nếu protein niệu vẫn ở mức thận hư và chức năng thận bình thường.
Phòng hiện tượng tăng đông.
+ Tránh giảm thể tích máu.
+ Aspirin 3- 5 mg/Kg (tối đa 100mg) hàng ngày khi tiểu cầu >800.000 hoặc chống ngưng tập tiểu cầu như dipyridamole 1- 2 mg/kg (tối đa 100 mg)/8h.
+ Heparin hoặc warfarin (nếu có hiện tượng huyết khối).
Chỉ định dùng heparin: khi bệnh nhân có ít nhất 2 trong 4 tiêu chuẩn:
Albumin ≤ 20 mg/l
ATP III ≤ 70%
Fibrinogen ≥ 6g/l
D-Dimer ≥ 1000.
Kiểm soát phù: Truyền albumin 20% liều 1g/kg trong 4h, tiêm furosemide 1-2 mg/kg giữa quá trình truyền và/ hoặc sau truyền albumin Chỉ định truyền albumin trên bệnh nhân hội chứng thận hư có bểu hiện:
Shock hoặc tiền shock.
Albumin máu dưới 15g/l.
Bệnh nhân phù nhiều kéo dài kém đáp ứng với thuốc lợi tiểu.
Chỉ định dùng lợi tiểu kéo dài trên bệnh nhân phù không thuyên giảm: Kết hợp Furosemide 1-2 mg/kg/ OM hoặc chia 2 lần và Spironolactone 1- 2mg/kg/24 giờ hoặc Bumetanide 25-50 µg/kg (tối đa 3 mg) hàng ngày có thể tăng 8-12h.
Dùng kháng sinh nếu trẻ có biểu hiện nhiễm trùng
Tiêm phòng: Vaccin sống giảm độc lực như sởi, quai bị, rubella, varicella, rotavirus nên được chỉ định khi:
+ Trẻ dùng Prednisolone <1mg/kg/ ngày (dưới 20mg/ngày) hoặc dưới 20mg/kg cách ngày (dưới 40mg/ngày cách nhật).
+ Trẻ ngừng thuốc độc tế bào (cyclophosphamide, chlorambucil) ít nhất 3 tháng.
+ Trẻ được ngừng thuốc ức chế miễn dịch khác như (cyclosporine, levamisol, mycopenolate) hơn 1 tháng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hodson EM, Willis, Craig JC. Corticosteroid therapy for nephrotic syndrome in children. Cochrane Database Syst Rev. 2007; 4: CD001533.
Hodson EM, Willis, Craig JC. Non-corticosteroid therapy for nephrotic syndrome in children. Cochrane Database Syst Rev. 2008; 1: CD002290.
Hodson EM, Craig JC. Therapies for steroid –resistant nephrotic syndrome. Pediatr Nephrol 2008; 23: 1391-1394
Kidney Disease: Improving Global Outcome (KIDIGO)
Glomerulonephritis Work Group. KIDIGO Clinical Practice Guideline for Glomerulonephritis. Kidney Int, 2012; 2: 231-232
Yap HK, Aragon ET, Resontoc LPR, Yeo WS. Management of Childhood Nephrotic Syndrome. Pediatric Nephrology. On-The-Go, 2012; 19: 122-135. Edited by: Hui Kim Yap, Isaac Desheng Liu, Woo Chiao Tay.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh