Nhầm 1: Trẻ dưới 6 tháng nhiều ngày ko ị gọi là táo bón
– Thực tế: Phân cứng mới gọi là táo bón, phân mềm thì dù vài tuần mới ị thì ko gọi là táo bón.
Nhầm 2: Viêm là phải dùng kháng sinh
– Thực tế: Viêm do nhiều nguyên nhân, vi khuẩn chỉ chiếm 1 phần, và là phần nhỏ trong các trường hợp viêm gặp phải ở trẻ nhỏ. Ví dụ có viêm phổi do virus.
Kháng sinh thì để tiêu diệt vi khuẩn, với những trường hợp viêm không do tác nhân này thì kháng sinh vô dụng,
Ngoài ra sử dụng kháng sinh sai có thể tiêu diệt lợi khuẩn đường ruột và là nguyên nhân gây cho bé đi ngoài toè loe.
Nhầm 3: Không uống thuốc là ko khỏi bệnh
– Thực tế: Hệ miễn dịch của bé ko phải sinh ra để làm cảnh, nhưng ông bà bố mẹ đã biến nó thành cảnh khi cứ hở ra là thuốc thang. Quân đội trưởng thành nhờ chiến trận, đằng này ăn không ngồi rồi béo bụng bánh bèo thì hở cái là ốm thôi, rồi lại thuốc, rồi lại ốm, rồi lại thuốc bla bla bla...
Nhầm 4: Ho lâu xuống phổi
– Thực tế: Có bé ho 1 ngày chẩn đoán phổi luôn, có bé ho cả tháng cũng chả dính dáng đến phổi, lý do là ko liên quan, bị là bị / không bị là không bị, hoặc ho lâu rồi cơ thể yếu dễ mắc thêm bệnh khác
Nhầm 5: Sốt cao là Co giật
– Thực tế: Có bé sốt 38 độ là giật đùng đùng, có bé sốt 41 / 42 độ vài ngày cũng ko giật, đó là vì cơ địa, cơ địa co giật thì hơi sốt cái là phải cuống lên ngay rồi
Nhầm 6: Tắm nắng và uống vitamin D chữa được vàng da
– Thực tế: Vàng da sinh lý thì bé tự hết, 1 số bé cần nhiều thời gian 1 chút (1-3 tháng) mới hết, vàng da bệnh lý thì phải đi chiếu đèn hoặc thay máu tuỳ chỉ định của BS
Nhầm 7: Rụng tóc là thiếu Calci hay vitamin D
– Thực tế: Rụng tóc có thể là do tóc bé mỏng yếu, lại nằm nhiều nên gãy rụng, lớn lại cắt mòn kéo chả hết tóc
Nhầm 8: Ra mồ hôi trộm là thiếu Calci
– Thực tế: cần kiểm tra lại nhiệt độ phòng và thử xem tăng thêm chút gió quạt, đôi lúc lý do rất đơn giản!
Nhầm 9: Chậm mọc răng là thiếu Calci
– Cái này thực ra cũng không phải là nhầm, mà là cái mẹ đang sai ở thời điểm đánh giá chậm mọc: 18 tháng mà vẫn nụ cười móm mém thì mới là chậm, chứ BS từng thấy các bé 14 tháng, thậm chí 16 tháng vẫn chưa mọc răng, nhưng chạy ầm ầm từ khi chưa được 1 tuổi, để rồi khi mọc thì mọc 3 4 cái 1 lúc luôn
Nhầm 10: Bé khóc có nghĩa là đói, là phải cho bú ngay
– Cái này thường là các bà và các bố nhầm, khóc có ti tỉ nguyên nhân, vì trẻ con chưa biết nói, thì nó chỉ có cách khóc để trình bày nguyện vọng thôi, mà nguyện vọng thì nhiều lắm: được ti, được bế, được thay tã, được đung đưa, được cho đi ngủ, được làm trò… Chứ ko phải khóc cái là nhét vú vào miệng đâu
Nhầm 11: Bé đi ngoài là phải giảm ăn giảm uống đi, không là cứ ăn vào là đi ra hết
Thực tế: phải làm ngược lại mới đúng, càng đi càng phải ăn uống, nhưng ko ăn nhiều một lúc, mà nên chia ra nhiều bữa, ăn lỏng, uống nhiều nước, uống điện giải khi đi lỏng nhiều lần. Đương nhiên là phải kết hợp với các giải pháp điều trị khác, nhưng không được giảm lượng ăn của bé, nếu bé vẫn muốn ăn
Nhầm 12: Giữ bé ở trong nhà nhiều, cho đỡ ốm
– Thực tế: Càng giữ càng ốm, đương nhiên ko phải vứt bé ra nắng mưa gió bụi, nhưng đừng giữ rịt trong 4 bức tường và 1 cái tivi, cho bé ra ngoài để hít thở không khí, tiếp xúc với ánh nắng, với gió tự nhiên, để cơ thể bé làm quen và cứng cáp dần lên, thì sẽ đỡ ốm vặt.
Nhầm 13: Mặc bỉm liên tục thì chân vòng kiềng
– Thực tế: Chẳng có chút liên quan nào cả, vòng kiềng là do di truyền, do thiếu calci… chứ ko dính dáng gì đến mặc bỉm cả (hăm thì còn có liên quan)
Nhầm 14: Nấu ăn dặm phải cho thêm chút muối cho đậm đà, và phòng tránh thiếu iod
– Thực tế: Trẻ dưới 1 tuổi hoàn toàn ko cần muối, và iod, lý do là lượng những vi chất này trong thực phẩm bé ăn đã đủ cho nhu cầu của cơ thể bé rồi, cho thêm vào chỉ gây thừa thãi, gây gánh nặng ko cần thiết cho thận, và gây rất nhiều vấn đề trong dài hạn
Nhầm 15: Trẻ dưới 6 tháng bú xong cần tráng miệng với nước
– Thực tế: Hoàn toàn ko cần thiết cho trẻ dưới 6 tháng uống nước (trừ uống thuốc) vì nhu cầu nước của bé được đáp ứng đầy đủ bởi sữa (sữa mẹ hoặc sữa công thức pha đúng tỉ lệ) nên uống thêm nước chỉ khiến cơ thể bé phải làm việc nhiều hơn để đào thải, mà ko có ích lợi bổ béo gì hết!
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh