✴️ Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản tại nhà

Nội dung

Các dấu hiệu trẻ bị viêm tiểu phế quản

Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em thường kéo dài từ 5-7 ngày, khởi phát như viêm đường hô hấp trên với các triệu chứng là ho, sổ mũi, sốt nhẹ, khò khè, thở nhanh nông, bú kém, co kéo, phập phồng cánh mũi, co kéo các cơ liên sườn ở ngực. Do thở khó khăn nên trẻ thường quấy khóc, bỏ bú, da tím tái và có thể diễn tiến suy hô hấp.

Các dấu hiệu trẻ bị viêm tiểu phế quản

Các dấu hiệu trẻ bị viêm tiểu phế quản

Một vấn đề đáng lo ngại ở đây là tình trạng viêm tiểu phế quản có diễn biến rất nhanh, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng viêm phế quản, viêm phổi.  Do đó ngay khi bé có các biểu hiện nghi ngờ như một hoặc hai ngày đầu trẻ bị sốt, ho, sổ mũi, sau đó xảy ra tình trạng khò khè thì ba mẹ nên cho con đi thăm khám, để tránh bệnh để lâu có thể gây tiến triển nặng hơn.

 

Trẻ bị viêm tiểu phế quản khi nào cần đi khám ngay?

bé bị viêm tiểu phế quản

Bé bị viêm tiểu phế quản

Khi bé bị viêm tiểu phế quản ba mẹ cần cho con đi khám ngay trong những trường hợp sau:

  • Trẻ sốt cao không hạ
  • Bỏ bú tím tái, thở nhanh, rút lõm lồng ngực,…

 

Hướng dẫn Chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản tại nhà

hướng dẫn Chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản tại nhà

hướng dẫn Chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản tại nhà

Đảm bảo trẻ bú đủ để đủ nước, uống đủ nước để đờm không đặc, dễ tiêu hơn.

Nếu trẻ bú kém thì cho con bú thành nhiều cữ, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, khi ngủ nên cho bé nằm gối cao đầu.

Phòng thông thoáng, không lạnh quá, không độ ẩm thấp quá để đờm không bị khô và đặc sẽ khó tan.

Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý.

Cho trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh về điều trị cho con. Sau khi hết bệnh, trẻ có thể khò khè kéo dài vài tuần sau đó sẽ khỏi hẳn.

 

Phòng ngừa viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ

Để phòng ngừa bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ, ba mẹ cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau:

  • Rửa tay sạch sẽ nhất là những người chăm sóc trực tiếp, người thường xuyên tiếp xúc với trẻ
  • Tăng cường cho trẻ bú mẹ nếu bé vẫn trong độ tuổi còn bú mẹ
  • Hạn chế tiếp xúc nơi đông người, đặc biệt khói thuốc lá
  • Tránh tiếp xúc với người lớn đang bị ho, sổ mũi,
  • Giữ ấm cơ thể cho bé khi trời trở lạnh

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top