✴️ Các biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày

Nội dung

Các biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày rất nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Vì thế người bệnh trào ngược dạ dày cần tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị của bác sĩ, chú ý tới chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để cải thiện tình trạng bệnh.

 

Các biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày

Loét thực quản

Đây là một trong những biến chứng thường gặp khi bị trào ngược dạ dày. Khi xuất hiện biến chứng này, người bệnh sẽ cảm thấy đau tức ngực, khó nuốt, nuốt thức ăn cảm thấy đau họng, mất cảm giác ngon miệng khi ăn.

Bệnh trào ngược dạ dày có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, đúng phương pháp

 

Barrett thực quản

Đây là một biến chứng ít gặp. Nguyên nhân là do axit dạ dày trào lên thực quản liên tục khiến các vết loét khó lành lan rộng và dẫn tới các tế bào lót ở thực quản bị ảnh hưởng.

Viêm đường hô hấp

Khi axit từ dạ dày trào ngược lên đường hô hấp sẽ gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm mũi… Đây là biến chứng thường gặp ở người bệnh trào ngược dạ dày.

Ung thư thực quản

Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trào ngược dạ dày. Biến chứng này thường gặp ở người trên 50 tuổi với các triệu chứng như sụt cân nhanh chóng, nôn, đau tức ngực, ho nhiều…

Để phòng tránh các biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày, người bệnh khi thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh cần đi khám và điều trị ngay. Việc tuân thủ đúng phương pháp điều trị của bác sĩ sẽ giúp cải thiện sớm tình trạng bệnh.

Lưu ý trong khi điều trị trào ngược dạ dày

Trong khi điều trị bệnh trào ngược dạ dày, người bệnh cần chú ý tới chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày nhằm  cải thiện sớm tình trạng bệnh.

Các thực phẩm người bệnh trào ngược dạ dày cần tránh: Thực phẩm giàu chất béo; thực phẩm cay, nóng; đồ uống có ga, đồ uống có tính axít như nước chanh, nước cam…

Các thực phẩm người bệnh nên ăn: Những thực phẩm cung cấp protein chứa ít cholesterol như cá hồi, hạt điều, ngũ cốc, dâu, táo, dưa hấu; các thức ăn giàu chất xơ cũng tốt cho người bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Bên cạnh đó, người bệnh trào ngược dạ dày nên áp dụng một lối sống khoa học để cải thiện tình trạng sức khỏe như: tập thể dục thể thao hàng ngày; giảm cân; ăn, ngủ đúng giờ, điều độ; không sử dụng rượu bia, thuốc lá…

Ngoài ra, người bệnh cần theo dõi tình trạng sức khỏe và tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ nhằm điều chỉnh phương pháp chữa trị và chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top