✴️ Kỹ thuật tiêm dưới da

Nội dung

ĐẠI CƯƠNG

Tiêm dưới da là kỹ thuật đưa thuốc dưới dạng hoà tan trong nước vào tổ chức dưới da cho thuốc hấp thu chậm vào cơ thể.

 

CHỈ ĐỊNH

Cho tất cả các loại thuốc tiêm được vào dưới da.

Tiêm Insulin trong điều trị bệnh tiểu đường.

Tiêm Atropin trong điều trị giảm đau.

Tiêm vacxin phòng bệnh: bệnh dại, sởi, quai bị,…

 

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Một số thuốc dầu khó tan, ví dụ: Testosteron…

Da có vấn đề không thuận lợi để tiêm như nứt nẻ.

 

CHUẨN BỊ

Người thực hiện

Điều dưỡng: có kiến thức, kỹ năng, tâm lý vững vàng và trang phục đầy đủ theo qui định.

Phương tiện

Dụng cụ vô khuẩn

Khay tiêm, bơm tiêm 1ml, (bơm 10 nếu pha thử Test), kim rút thuốc, bông, gạc miếng, hộp đựng bông cồn.

Dụng cụ sạch

Găng tay, kéo, băng dính, panh.

Hộp chống shock.

Dụng cụ khác

Hộp đựng vật sắc nhọn, xô đựng rác thải theo qui định

Thuốc, dung dịch sát trùng

Thuốc theo y lệnh.

Nước cất, dung dịch sát trùng: cồn 70O.

Dung dịch sát trùng tay nhanh.

Bệnh nhi và gia đình bệnh nhi.

Nhận định tình trạng bệnh nhi, hỏi về tiền sử liên quan đến kỹ thuật.

Giải thích về kỹ thuật sắp làm, gia đình bệnh nhi cam kết đồng ý kỹ thuật.

Bôi kem EMLA giảm đau (nếu có), bôi trước 20-30 phút.

Hướng dẫn những điều cần thiết (nếu cần).

Hồ sơ bệnh án

Phiếu chăm sóc, phiếu ghi chép theo dõi thủ thuật.

 

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Kiểm tra hồ sơ

Kiểm tra lại chỉ định, chống chỉ định và cam kết đồng ý thực hiện thủ thuật.

Kiểm tra người bệnh

Tình trạng bệnh nhi.

Thực hiện kỹ thuật

Điều dưỡng rửa tay.

Thực hiện 5 đúng (kiểm tra thuốc lần 1).

Pha và lấy thuốc đúng kỹ thuật.

Kiểm tra thuốc lần 2 trước khi bỏ vỏ ống thuốc.

Xác định đúng vị trí tiêm, sát khuẩn vị trí tiêm.

Sát khuẩn tay nhanh/mang găng tay (nếu cần thiết).

Thực hiện tiêm đúng kỹ thuật.

Rút kim, giúp bệnh nhi trở về tư thế thoải mái và hướng dẫn những điều cần thiết.

Thu dọn dụng cụ, rửa tay, ghi hồ sơ bệnh án.

Hình 2: Vị trí tiêm dưới da

 

THEO DÕI

Theo dõi trong quá trình tiêm

Quan sát nét mặt, toàn trạng người bệnh, nếu có bất thường (dấu hiệu sốc phản vệ), báo bác sỹ.

Theo dõi sau tiêm

Nghỉ ngơi tại chỗ 15 phút, theo dõi chảy máu nơi tiêm.

 

TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

Sốc  phản vệ,  dị ứng thuốc:  xử  trí theo phác  đồ cấp cứu chống sốc phản vệ.

Chảy máu, tụ máu nơi tiêm: cần vệ sinh tại chỗ, dùng bông vô khuẩn khô băng ép lại.

Nhiễm trùng nơi tiêm, áp xe: cần vệ sinh sạch nơi tổn thương, trích rạch nếu có ổ áp xe.

Gẫy kim: Rút kim bằng panh vô khuẩn nếu kim chưa ngập sâu, nếu kim ngập sâu gửi ngoại khoa.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Y tế (2004). Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh tập II: Kỹ thuật tiêm thuốc. Nhà xuất bản y học Hà Nội. Trang 60-66.

Bộ Y Tế. Vụ khoa học và đào tạo (2006). Điều dưỡng cơ bản: Tiêm tĩnh mạch. Nhà xuất bản y học Hà Nội. Trang 185-194.

World Health Organization 2005: POCKET BOOK OF Hospital care for children: Appendix Index: Procedures: pp 306 – 310.

Organisation Mondial de la Sante: Soins hospitaliers pediatriques (2007), Gestes pratiques: 347 – 366.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top