Cà tím
Cà tím là loại rau quả rất giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin A, B1, B2, C và các protein. Trong thực tế, cà tím không chỉ giúp giảm cholesterol và hạ huyết áp mà còn chứa nhiều chất chống ung thư.
Khoa học hiện đại khám phá ra rằng, trong cà tím có “solanine” – chất có thể ngăn chặn việc phát triển của khối u trong hệ tiêu hóa.
Mướp đắng
Trong thành phần mướp đắng có một loại protein hoạt tính. Loại protein này có khả năng phòng ngừa ung thư rất hiệu quả. Loại protein này kích thích hệ miễn dịch, loại trừ độc tố trong cơ thể.
Ngoài ra, theo nghiên cứu chiết xuất từ mướp đắng có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư vú.
Rong biển
Nghiên cứu y tế hiện đại đã chứng minh rằng rong biển có chứa nhiều chất dinh dưỡng và các thành phần thuốc có lợi cho sức khỏe con người. Rong biển thuộc loại thực vật tính kiềm, nếu ăn thường xuyên sẽ có lợi cho việc cải thiện thể chất của con người hiện đại, nâng cao khả năng miễn dịch, tăng cường sức chống đỡ bệnh ung thư.
Chất sê-len (chất selenium) trong rong biển còn có khả năng chặn đứng sự di căn của các tế bào ung thư, khống chế sự phân chia và sinh trưởng của tế bào ung thư.
Khoai lang tím
Khoai lang có công dụng chống ung thư tuyệt vời là do nó chứa một thành phần đặc biệt có tên DHEA. Hormone này có thể phòng ngừa ung thư và chống lão hóa.Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy DHEA rất hiệu quả trong việc phòng chống ung thư vú và phòng ngừa ung thư ruột kết.
Đồng thời, hàm lượng beta-carotene có trong khoai lang không hề ít hơn hàm lượng này trong cà rốt. β-carotene có tác dụng chống bức xạ điện tử do đó mà khoai lang có tác dụng phòng ngừa ung thư. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ cao trong khoai lang hiệu quả trong việc chữa trị chứng táo bón và phòng ngừa ung thư đại trực tràng.
Bí ngô
Giống như những loại rau quả màu vàng như khoai lang, cà rốt, bí ngô giàu chất chống oxy hóa, beta-carotene, đóng một vai trò quan trọng trong phòng chống ung thư. Ngoài ra, chất sterol trong hạt bí ngô cũng đã được chứng minh có tác dụng chống lại một số bệnh ung thư.
Cám lúa mì
Theo nghiên cứu mới đây của Hội Sức Khỏe Mỹ thì cám lúa mì rất giàu chất xơ không hòa tan trong nước nên có khả năng giảm thiểu lượng estrogen trong máu. Vì thế, người ta cho rằng chất xơ này có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở phụ nữ.
Ngoài ra, cám lúa mì có tác dụng giúp cơ thể sử dụng năng lượng hữu hiệu từ thức ăn thông qua các chu trình sinh hóa, sự chuyển hóa acid béo và cholesterol do trong cám lúa mì có thành phần pantothennic acid, có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư.
Củ cải
Dầu cải và glycosid trong củ cải có thể phát huy tác dụng đối với nhiều loại chất xúc tác, hình thành nên thành phần chống ung thư có vị cay cay. Thành phần có vị cay này có thể ngăn ngừa ung thư vì nó ức chế phân chia tế bào không bình thường.
Vì vậy, những củ cải có vị cay nhiều thì thành phần này càng nhiều và khả năng chống ung thư càng tốt.
Kiwi
Quả kiwi chứa rất nhiều vitamin A, C và E. Vitamin C là chất chống ô-xy hóa có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các phân tử gốc tự do, chống lại bệnh tim mạch, ung thư, và bệnh béo phì.
Trong kiwi chứa nhiều chất flavonoid và carotenoid. Đây là những hợp chất đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các DNA không bị hủy hoại do quá trình oxy hóa, vì thế sự phát triển của bệnh ung thư sẽ bị ngăn chặn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh