✴️ Lồng ruột ở trẻ em là bệnh gì?

Lồng ruột là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp và là nguyên nhân hàng đầu gây tắc ruột ở trẻ em. Cùng tìm hiểu lồng ruột ở trẻ em là bệnh gì qua bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn về căn bệnh nguy hiểm hay gặp ở trẻ này.

Lồng ruột có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng 80-90% các bệnh nhân là trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt là các bé trai bụ bẫm. Trong đó, độ tuổi bị nhiều nhất là từ 5-6 tháng tuổi.

 

Nguyên nhân gây bệnh lồng ruột ở trẻ

Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân gây lồng ruột ở trẻ em hiện chưa rõ ràng. Bệnh xuất hiện nhiều hơn vào các mùa có dịch virus, vì vậy có ý kiến cho rằng lồng ruột liên quan tới các loại virus gây bệnh ở trẻ.

Lồng ruột có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng 80-90% các bệnh nhân là trẻ dưới 1 tuổi

Lồng ruột có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng 80-90% các bệnh nhân là trẻ dưới 1 tuổi.

 

Trong một số trường hợp, lồng ruột có thể xuất hiện sau một đợt viêm đại tràng cấp tính. Vi khuẩn hay virus gây nhiễm trùng đường tiêu hóa có thể làm phù nề các hạch bạch huyết ở ruột, gia tăng nhu động ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho lồng ruột.

Ở trẻ dưới 3 tháng hay trên 5 tuổi, lồng ruột thường liên quan nhiều tới các tổn thương thực thể như hạch bạch huyết sưng to, các khối u lành tính hoặc ác tính, dị dạng ruột (ruột đôi, túi thừa Meckel…).

 

Triệu chứng cảnh báo bệnh ở trẻ

Bệnh lồng ruột ở trẻ thường có triệu chứng đột ngột:

  • Trẻ đau bụng dữ dội, quấy khóc từng cơn, bỏ bú, có thể kèm theo nôn ói nhiều lần.

Trẻ mắc bệnh lồng ruột sẽ có biểu hiện quấy khóc, bỏ bú, đau bụng, nôn...

Trẻ mắc bệnh lồng ruột sẽ có biểu hiện quấy khóc, bỏ bú, đau bụng, nôn…

 

  • Trẻ đang ăn uống bình thường bỗng khóc thét, bỏ bú, da tím tái, báo hiệu khúc ruột bắt đầu lồng vào nhau.
  • Sau đó trẻ tạm thời nín khóc, bú lại bình thường nhưng nhưng khi cơn đau tái phát, trẻ lại khóc từng cơn, ưỡn người, không bú được, nôn. Sau đó trẻ mệt lả, da xanh nhợt.
  • Trẻ đi ngoài ra máu tươi có lẫn chút nhầy, bụng trướng dần lên, da toàn thân lạnh, nhợt nhạt, mạch nhanh, nhỏ, thở gấp nông.
  • Sốt, ho.

Những triệu chứng bệnh ở trẻ nếu kéo dài liên tục mà không được xử trí kịp thời, đúng cách sẽ rất nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ.

 

Cách xử trí trẻ bị lồng ruột

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe.

Cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay khi có dấu hiệu lồng ruột để kịp thời điều trị

Cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay khi có dấu hiệu lồng ruột để kịp thời điều trị.

 

Khi được kết luận trẻ bị lồng ruột, bác sĩ sẽ tiến hành tháo lồng bằng phương pháp không phẫu thuật. Phương pháp phổ biến nhất là tháo lồng bằng hơi, tức là bơm hơi vào đại tràng qua hậu môn để đẩy khối lồng ra. Tỷ lệ thành công là hơn 90% nếu bệnh nhân đến sớm, chưa có biểu hiện rắc ruột hay hoại tử ruột.

Trong trường hợp bơm hơi không thành công hoặc nguyên nhân lồng ruột là tổn thương thực thể thì cần phẫu thuật. Bác sĩ sẽ giúp tháo gỡ phần ruột bị mắc kẹt, cắt bỏ polyp hay khối u gây tắc nghẽn. Nhiều trường hợp cần cắt bỏ phần mô hoại tử.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top