✴️ Lưu ý khi sử dụng kháng sinh điều trị viêm phế quản ở trẻ

1. Viêm phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng

1.1. Viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản là một trong những bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi. Đó là tình trạng viêm cấp tính niêm mạc cây phế quản.

Viêm phế quản là bệnh lành tính, có thể chữa khỏi và không để lại di chứng

Viêm phế quản là bệnh lành tính, có thể chữa khỏi và không để lại di chứng

Đây là một bệnh lành tính, có thể khỏi và phục hồi chức năng và hoàn toàn không để lại di chứng. Bệnh thường gặp vào mùa đông và đầu mùa xuân khi thời tiết lạnh, hanh khô.

1.2. Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản

Nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm trùng đường hô hấp trên như: viêm mũi, viêm họng, viêm Amidan… hoặc do các vi khuẩn thường gặp: phế cầu, liên cầu, hoặc các virus. Sau đó trẻ không được điều trị tích cực hoặc sai cách, cộng thêm sức đề kháng , thể trạng  suy kiệt là điều kiện thuận lợi để phát triển thành viêm phế quản.

1.3. Triệu chứng của bệnh viêm phế quản

Khi bị viêm phế quản, người bệnh sẽ có các triệu chứng sau:

  • sổ mũi, hắt hơi, ho khan từng cơn,
  • sốt cao 39-40 °C,
  • mệt mỏi,
  • chán ăn,
  • cảm giác bỏng rát sau xương ức,
  • khí quản sưng phồng, tấy đỏ, tăng tiết dịch nhầy. 

2. Các trường hợp không cần sử dụng kháng sinh điều trị viêm phế quản

Đối với những trường hợp viêm phế quản do virus, không có nhiễm khuẩn, không nên sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị viêm phế quản.

Kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng với virus. Dùng kháng sinh trong những trường hợp này không những không hiệu quả mà còn có thể gây hại cho sức khỏe. Trẻ có thể chịu các tác dụng phụ của thuốc kháng sinh như rối loạn hệ miễn dịch, dị ứng, loạn khuẩn đường ruột,.. Lạm dụng kháng sinh trong trường hợp không cần thiết còn dẫn tới hiện tượng vi khuẩn kháng kháng sinh, lờn thuốc. 

Không nên lạm dụng kháng sinh trong điều trị viêm phế quản ở trẻ

Không nên lạm dụng kháng sinh trong điều trị viêm phế quản ở trẻ (Ảnh: Internet)

Hướng điều trị cho trẻ trong trường hợp này: 

  • Khi trẻ bị viêm phế quản nhẹ, không có dấu hiệu nhiễm khuẩn, cha mẹ có thể chăm sóc và điều trị tại nhà để trẻ tự lành bệnh.
  • Nếu thân nhiệt trên 38.5°C, chườm mát cho trẻ hoặc dùng thêm thuốc hạ sốt; uống dung dịch điện giải để bù nước; nếu trẻ còn bú mẹ, tích cực cho bú mẹ càng nhiều càng tốt
  • Ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng
  • Sử dụng nước muối sinh lí vệ sinh mắt, hút dịch mũi cho trẻ
  • Bổ sung thêm các chất tăng đề kháng cho trẻ.

3. Các trường hợp cần sử dụng kháng sinh điều trị viêm phế quản

Kháng sinh được dùng cho trẻ trong các trường hợp sau:

điều trị viêm phế quản

Hình ảnh phế quản bị viêm (Ảnh: Internet)

  • Viêm phế quản do vi khuẩn: trẻ thường có biểu hiện ho khạc đờm mủ, đờm có màu vàng xanh.
  • Bội nhiễm: các trường hợp trẻ không được điều trị đúng cách dẫn đến xảy ra tình trạng nhiễm trùng mới.

Lưu ý khi sử dụng kháng sinh điều trị viêm phế quản

  • Chỉ sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ
  • Cha mẹ cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng của các loại thuốc kháng sinh trị viêm phế quản: đúng liều, đủ liều, đủ thời gian điều trị.
  • Thông báo ngay với bác sĩ các biểu hiện bất thường của trẻ

Trong và sau khi bị viêm phế quản, cha mẹ cần chú ý nâng cao sức đề kháng cho trẻ để phòng viêm phế quản tái phát. Khi hệ miễn dịch khỏe mạnh, trẻ mới có thể phòng tránh và dễ dàng vượt qua các bệnh nhiễm trùng. Cha mẹ cần bổ sung dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ, cho trẻ vận động thường xuyên ít nhất 30 phút  mỗi ngày, tốt nhất là vận động ngoài trời nơi không khí trong lành. Các biện pháp trực tiếp như: tiêm phòng vắc xin phòng bệnh đầy đủ cho trẻ theo chương trình tiêm chủng quốc gia, bổ sung chất tăng cường miễn dịch trực tiếp như vitamin C, … cũng góp phần ngăn ngừa nguy cơ mắc viêm phế quản ở trẻ. 

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top