Bệnh hô hấp là bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa. Nếu bệnh không được điều trị và thăm khám kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng tai, viêm tiểu phế quản, viêm phổi…
1. Bệnh hô hấp ở trẻ thường gặp khi giao mùa
Dưới đây là những bệnh hô hấp ở trẻ thường gặp khi giao mùa
Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm họng cấp tính đó là cảm giác đau, rát họng khi nuốt, ho, sốt, sổ mũi, khàn tiếng. Hầu hết các trường hợp viêm họng cấp là do vi khuẩn liên cầu khuẩn gây nên. Mặc dù có các dấu hiệu gần giống với các triệu chứng ho cảm thông thường, tuy nhiên viêm họng cấp dễ biến chứng thành viêm phổi, viêm khớp, thậm chí gây biến chứng nguy hiểm tại tim.
VA là một khối lympho ở vùng mũi họng. Vì thế, nếu tổ chức này bị viêm, sưng thành khối lớn có thể gây cản trở quá trình hô hấp của trẻ. Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tuổi, với các dấu hiệu thông thường như sốt trên 38 độ, chảy mũi, ngạt mũi, ho… Đặc biệt, nếu xảy ra biến chứng viêm phế quản, triệu chứng ho của bé sẽ trở nên trầm trọng hơn.
Ngoài những triệu chứng thông thường như sốt, đau họng, mất tiếng, trẻ bị amidan sẽ cảm thấy khô đắng miệng. Đặc biệt, lưỡi bé có thể trắng hơn, vùng niêm mạc họng và góc hàm sẽ có nổi hạch. Đặc biệt, với những trường hợp viêm amidan mạn tính nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến hội chứng ngưng thở khi ngủ, nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ.
Thời tiết thay đổi thất thường là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những trường hợp viêm khí phế quản ở trẻ. Bên cạnh đó, những trường hợp viêm họng hoặc viêm mũi kéo dài không được điều trị kịp thời cũng có thể dẫn đến viêm khí phế quản.
Nếu kéo dài liên tục, trẻ dễ bị nhiễm trùng lan rộng có thể biến chứng sang viêm phổi với các triệu chứng như sốt cao, ho khạc đàm xanh, vàng…
Các bệnh về hô hấp thường có đặc điểm thời gian ủ bệnh ngắn, tốc độ phát bệnh nhanh, mang tính ồ ạt. Vì vậy, khi phát hiện bất cứ dấu hiệu nào của bệnh, mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện. Trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khi phát bệnh thường là “tập hợp” bệnh cảm, viêm họng, viêm mũi… và có thể diễn tiến nghiêm trọng.
Để hạ sốt cho bé, bạn có thể sử dụng thuốc hạ sốt có chứa acetaminophen. Tuy nhiên, cần phải có sự cho phép của bác sĩ, đặc biệt là với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khói và khói thuốc có thể khiến việc thở của bé khó khăn hơn. Vì thế, mẹ nên giữ một môi trường trong lành cho trẻ. Có thể sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi và hút mũi để giúp bé thở dễ dàng hơn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh