Hải sản có hàm lượng giá trị dinh dưỡng vô cùng, đặc biệt rất tốt cho sự phát triển của con trẻ. Chính vì vậy đa phần các mẹ bỉm sữa đều thêm tên các món hải sản vào thực đơn hàng ngày của bé yêu nhằm hy vọng con được khỏe mạnh. Cách chọn loại hải sản phù hợp theo từng giai đoạn, chế biến ra sao, liều lượng thế nào, mẹ hãy tìm hiểu thêm ở bài viết dưới đây nhé!
Lợi ích của việc cho trẻ ăn hải sản
Hải sản thường giàu đạm và các dưỡng chất cần thiết khác. Hải sản cũng rất ít chất béo no và chứa axit béo không no omega-3, là chất béo thiết yếu cho cơ thể. Hải sản còn giàu vitamin (đặc biệt là vitamin nhóm B) và khoáng chất (canxi, kẽm, sắt, đồng, kali…). Do đó, hải sản sẽ góp phần đa dạng cho chế độ ăn cân đối, khỏe mạnh và giúp trẻ tăng trưởng.
Khi nào nên bắt đầu cho trẻ ăn hải sản?
Hàm lượng chất đạm có trong hải sản thường hay gây dị ứng cho trẻ, nên tốt nhất là cho bé ăn từ tháng thứ bảy trở đi, sau khi đã làm quen được với việc ăn dặm (thông thường là bắt đầu từ tháng thứ 6). Bố mẹ cho bé ăn từng ít một để bé thích nghi dần, ở dạng bột sệt hoặc nghiền nhuyễn. Với những trẻ có cơ địa dị ứng thì lại phải càng thận trọng hơn.
Khi trẻ bắt đầu ăn cá, các bà mẹ nên cho ăn cá đồng trước, loại thịt nạc ít xương như cá lóc, cá trắm, cá trê, với các loại cá biển, nên ăn cá hồi, cá thu, cá ngừ (nhỏ).
Cũng từ tháng thứ bảy trở đi, các bà mẹ có thể thoải mái cho con ăn tôm đồng, tôm biển. Cua đồng chứa hàm lượng canxi cao, nên cho trẻ ăn thường xuyên.
Các loại hải sản có vỏ như hàu, ngao, hến, trai… chứa nhiều kẽm, một vi chất quan trọng với trẻ, nên cho trẻ ăn khi đã một tuổi, dùng nước nấu cháo, còn thịt xay băm nhỏ.
Nên và không nên cho trẻ ăn hải sản nào?
Cho trẻ ăn hải sản cần lưu ý không:
Không nên cho trẻ ăn một số loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân và các chất ô nhiễm cao, bạn nên tránh cho bé ăn những loại cá mập, cá kình, cá lưỡi kiếm, cá thu lớn và cá ngừ lớn.
Không nên cho trẻ ăn hải sản ươn, hôi tanh. Điều này sẽ gây ngộ độc cho bé.
Nên:
Nên cho bé ăn cá đồng trước nếu như mới bắt đầu cho bé tập ăn hải sản, nên chọn cá nạc ít xương như : cá quả, cá trắm, cá trê. Cá đồng tuy không chứa nhiều các axit béo chưa no như các biển, nhưng cá đồng cũng chứa nhiều chất đạm quý, dễ hấp thu, lại ít gây dị ứng hơn cá biển.
Nên tích cực cho trẻ ăn cá biển. Đây là thực phẩm tuyệt chứa hàm lượng chất đạm với giá trị sinh học cao cùng tỷ lệ cân đối, phù hợp với cơ thể người. Cá còn rất giàu chất béo không no omega-3 cần để tạo màng tế bào thần kinh, phát triển thị giác và phòng chống bệnh tim mạch. Gan cá còn rất giàu vitamin A và D. Do đó, ăn cá ít nhất ba lần/tuần rất có lợi cho sức khỏe.
Nên liệt kê hàu vào danh sách hải sản có trong thực đơn của bé. Hàu rất giàu kẽm, là thành phần của hơn 300 enzyme bên trong cơ thể, là chất cần thiết để trẻ tăng trưởng.
Tôm cũng là thức ăn giàu đạm và canxi, từ tháng thứ 7 trở di các bà mẹ có thể cho con ăn tôm đồng, tôm biển.
Cua đồng là thức ăn chứa hàm lượng canxi cao, vì vậy nên cho trẻ ăn thường xuyên để cung cấp canxi cho trẻ.
Nên cho bé khi đã 1 tuổi ăn các loại hải sản có vỏ như : hàu, ngao, hến, trai. Dùng nước nấu cháo, còn thịt xay băm nhỏ, các loại hải sản này chứa nhiều kẽm, một vi chất quan trọng đối với trẻ em.
Nên và không nên khi cho trẻ ăn hải sản
Không nên khi cho trẻ ăn hải sản:
Không nên cho bé ăn hải sản cùng lúc với trái cây vì việc làm này sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thụ protein, canxi trong hải sản của cơ thể bé. Lượng tannin trong trái cây kết hợp với protein tạo thành canxi không hòa tan kích thích đường tiêu hóa và thậm chí sẽ gây ra các triệu chứng như đau bụng và buồn nôn.
Không nên cho bé ăn hải sản cùng với thực phẩm giàu vitamin C vì trong các loại hải sản chứa rất nhiều Asen hóa trị 5. Chất này khi kết hợp với thực phẩm chứa nhiều Vitamin C thì nó sẽ chuyển hóa thành chất độc, gọi là thạch tín gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ nhỏ.
Nên:
Nên cho trẻ dùng thử một ít hải sản trước, nếu như trẻ không bị mẫn cảm hay dị ứng hải sản thì khi đó mới tăng dần lượng hải sản trong bữa ăn của trẻ lên.
Nên xay nhỏ hải sản (cá, tôm, bề bề ..) để nấu bột hoặc cháo cho bé ăn trong giai đoạn bé ăn dặm.
Nên luộc chín các loại cá có xương, sau đó gỡ hết xương ra rồi khi đấy mới lấy phần thịt xay nhỏ để cho bé ăn. Tương tự với những cá biển nạc thì có thể trực tiếp xay, lưu ý mẹ cần đảm bảo xương cá không sót lại vì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bé.
Nên giã cua lọc lấy nước sau đó dùng nước để nấu với bột, cháo cho bé. Còn đối với tôm thì có thể bóc vỏ sau đó đem xay hoặc băm nhỏ sau đó dùng nấu trực cháo trực tiếp.
Nên cho trẻ lớn hơn 3 tuổi trở lên tập ăn những món hải sản luộc thay vì cứ nấu mãi với mỳ, miến hay cháo. Và điều quan trọng nhất là phải đảm bảo vệ sinh và nấu chín hoàn toàn.
Nên cho trẻ ăn hải sản với khẩu phần như thế nào là hợp lý?
Ngày nào mẹ cũng có thể cho bé ăn 1 – 2 bữa từ thuỷ hải sản, nhưng phải tập cho ăn ít một, chọn loại tươi ngon và nấu chín kỹ để tránh ngộ độc. Tuỳ theo tháng tuổi mà lượng ăn mỗi bữa khác nhau:
Trẻ 7 – 12 tháng: mỗi bữa có thể ăn 20 – 30g thịt cá, tôm (đã bỏ xương, vỏ) nấu với bột, cháo, mỗi ngày có thể ăn một bữa, 3 – 4 bữa/tuần.
Trẻ 1 – 3 tuổi: mỗi ngày ăn một bữa hải sản nấu với cháo hoặc ăn mì, bún, súp… mỗi bữa ăn 30 – 40g thịt của hải sản.
Trẻ 4 tuổi trở lên: có thể ăn 1 – 2 bữa hải sản/ngày, mỗi bữa có thể ăn 50 – 60g thịt hải sản, nếu ăn ghẹ có thể ăn nửa con/bữa, tôm to có thể ăn 1 – 2 con/bữa (100g cả vỏ).
Khẩu phần ăn hải sản hợp lý cho một đứa trẻ được xây dựng trên cơ sở về nhu cầu hấp thụ chất dinh dưỡng ở từng thời điểm khác nhau trong quá trình phát triển cúa bé.
Trên đây là những lưu ý khi cho bé ăn hải sản mà bậc phụ huynh nào cũng cần phải để tâm tới. Hy vọng các bạn luôn là những ông bố bà mẹ thông thái trong việc chăm sóc cho con yêu những bữa ăn dinh dưỡng nhé!
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh