Chọc dịch màng bụng cấp cứu là thủ thuật đưa kim qua thành bụng vào khoang ổ bụng để hút dịch ra ngoài.
Chọc tháo dịch để điều trị các trường hợp dịch cổ trướng nhiều gây khó thở, khó chịu.
Chọc dò màng bụng chỉ định cho các trường hợp nghi ngờ chảy máu trong ổ bụng sau chấn thương, sốc mất máu có dịch cổ trướng.
Chọc hút dịch để chẩn đoán viêm phúc mạc tiên phát và thứ phát (nhiễm trùng băng, thủng tạng rỗng..)
Rối loạn đông máu hoặc giảm tiểu cầu nặng.
Tắc ruột non (khi người bệnh bị tắc ruột non thì nên đặt sonde dạ dày trước khi tiến hành thủ thuật).
Nhiễm trùng hoặc máu tụ vị trí chọc.
Lưu ý: khi trẻ bí đái thì nên đặt sonde bang quang trước khi làm thủ thuật.
01 bác sĩ chuyên khoa đã được đào tạo, 01 điều dưỡng.
Mũ y tế: 02 cái
Khẩu trang y tế: 02 cái
Găng tay vô trùng: 02 đôi
Kim lấy thuốc
Kim luồn
Bơm tiêm 10 ml: 02 cái
Bơm tiêm 20 ml: 02 cái
Dây truyền
Iodine 10%: 01 lọ; cồn trắng 90 độ
Gạc N2: 2 gói
Hộp chống sốc
Bóng ambu, mặt nạ bóp bóng
Panh có mấu, không mấu
Hộp bông cồn
Bát kền to
Khay quả đậu inox nhỡ
Săng lỗ vô trùng; Áo mổ
Dung dịch Anois rửa tay nhanh
Ống để bệnh phẩm xét nghiệm
Giải thích cho gia đình người bệnh về lợi ích và tai biến có thể xảy ra.
Kiểm tra lại các chống chỉ định
Người bệnh nên được nằm ngửa, đầu cao hơn chân
theo quy định Bộ Y tế.
Kiểm tra chỉ định, chống chỉ định và giấy cam kết đồng ý tham gia kỹ thuật.
xem các chức năng sống để xác định trẻ có đảm bảo khi tiến hành thủ thuật.
Khám lại trẻ để xác định mức độ cổ trướng, đo mạch và huyết áp.
Vén áo và kéo cạp quần xuống để lộ bụng.
Sát khuẩn vùng chọc: vạch một đường nối rốn với gai chậu trước trên, chia đường này thành 3 phần, sát khuẩn điểm nối 1/3 ngoài và giữa, thường chọc ở bên trái để tránh chọc vào góc hồi manh tràng. Đôi khi chọc ở vị trí khác theo vị trí và lượng dịch.
Sát khuẩn tay bằng cồn và đi găng vô khuẩn.
Gây tê vùng chọc.
Chọc kim vuông góc với thành bụng, đi từ nông đến sâu cho đến khi hút ra dịch.
Nối ống dẫn vào đốc kim đễ dẫn dịch chảy vào xô. Tốc độ dịch chảy ra trong 20-30 phút.
Băng phủ kín đầu kim và lấy băng dính cố định đầu kim.
Theo dõi sắc mặt của người bệnh.
Thầy thuốc rút kim, cần đảm bảo vô khuẩn, sát khuẩn da bụng.
Dùng gạc vô khuẩn băng lại.
Đo lại mạch, huyết áp và ghi nhận xét về tình trạng người bệnh, tính chất dịch (số lượng, màu sắc).
Sắc mặt.
Mạch, huyết áp
Số lượng và tính chất dịch
Quai ruột bít vào đầu kim. Lúc đầu dịch chảy nhanh sau đó chảy yếu dần và ngừng chảy, thay đổi tư thế người bệnh, đổi hướng kim cho đến khi dịch chảy ra tiếp.
Choáng do lấy dịch ra quá nhiều và nhanh gây giảm áp lực đột ngột biểu hiện: mạch nhanh huyết áp tụt, choáng váng. Phải ngừng chọc, truyền dịch, chống sốc.
Chọc vào ruột: ít khi gặp. Nếu chọc vào ruột sẽ thấy hơi hoặc nước bẩn, bác sỹ phải rút kim ra ngay, bằng kín. Theo dõi tình trạng đau, nhiệt độ và phản ứng thành bụng. Hội chẩn chuyên khoa ngoại.
Chọc vào mạch máu: ít gặp, nếu gặp phải rút kim ra ngay.
Nhiễm khuẩn thứ phát chọc do công tác vô khuẩn không tốt. Theo dõi, mạch, nhiệt độ, huyết áp, mức độ đau, thành bụng, nếu cần thiết phải cho kháng sinh, hội chẩn khoa ngoại.
Chọc nhầm vào tạng hoặc khối u trong bụng.
Runyon B.A (2013). Diagnostic and therapeutic abdominal paracentesis. UpToDate online [last updated: July 19, 2013], Available in: http://www.uptodate.com.
Witt Ch.A.(2012): Paracentesis. In: The Washington Manual of Critical Care (Editor: Kollef M.H, Bedient T.J, Isakow W, Witt C.A), Lippincott Williams & Wilkins
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh