✴️ Viêm phúc mạc nguyên phát là gì? Cách điều trị bệnh

1. Viêm phúc mạc nguyên phát là gì?

Viêm phúc mạc nguyên phát hay còn gọi là viêm phúc mạc tiên phát là tình trạng các ổ phúc mạc có nguồn gốc từ đường máu, đường bạch huyết bị nhiễm khuẩn, do nhiễm khuẩn ngược dòng từ loa vòi trứng.

Viêm phúc mạc có 2 loại là viêm phúc mạc nguyên phát và viêm phúc mạc thứ phát. Trong đó viêm phúc mạc nguyên phát thường do vi khuẩn (SBP), do nhiễm trùng cổ trướng, hoặc do màng phúc mạc bị nhiễm vi khuẩn.

Vi khuẩn di chuyển vào bụng qua:

  • Đường máu
  • Đường bạch huyết
  • Xuyên thành ruột
  • Vòi trứng
  • Thẩm phân phúc mạc

 

2. Biểu hiện, triệu chứng khi bị viêm phúc mạc nguyên phát

Bệnh nhân viêm phúc mạc nguyên phát có những biểu hiện lâm sàng giống như biểu hiện lâm sàng của viêm phúc mạc nhiễm khuẩn thứ phát, nhưng các dấu hiệu thường ở mức độ nhẹ hơn, trên thực tế cho thấy13% người mắc bệnh không xuất hiện triệu chứng lâm sàng của viêm phúc mạc. Các biểu hiện thường gặp là:

  • Sốt trên 38,5 độ
  • Đau bụng, chướng bụng
  • Trường hợp bệnh nhân xơ gan nặng có các biểu hiện: báng hụng, bệnh não và rối loạn tâm thần
  • Liệt ruột, hạ thân nhiệt (giai đoạn muộn)
  • Tăng bạch cầu
  • Rối loạn chức năng thận

 

3. Những ai có nguy cơ cao mắc viêm phúc mạc nguyên phát?

Viêm phúc mạc tiên phát thường có nguy cơ cao xảy ra ở các đối tượng sau:

  • Những người bị suy giảm miễn dịch
  • Những người bị bệnh thận, hội chứng thận hư

Những người bị bệnh thận, hội chứng thận hư thường có nguy cơ cao mắc viêm phúc mạc nguyên phát

  • Bệnh nhân bị bệnh gan nặng, xơ gan cổ trướng
  • Những bệnh nhân bị bệnh Luput ban đỏ hệ thống

 

4. Điều trị viêm phúc mạc nguyên phát

Bệnh nhân viêm phúc mạc tiên phát thường được chỉ định điều trị nội khoa với các loại kháng sinh có thành phần kháng khuẩn phổ rộng. Sau khi thăm khám, tùy thuộc vào tình trạng bệnh, khả năng đáp ứng của người bệnh, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp cho bệnh nhân.

Sau khi thăm khám, tùy thuộc vào tình trạng bệnh, khả năng đáp ứng của người bệnh, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp cho bệnh nhân

  • Các loại kháng sinh thường được bác sĩ kê đơn là: Ceftriaxon, cefotaxim, quinolon (moxifloxacin hoặc levofloxacin)….
  • Nếu nghi ngờ nhiễm E. coli hoặc Klebsiella pneumoniae kháng thuốc, một trong các loại thuốc sau sẽ được sử dụng: imipenem, doripenem, ciprofloxacin, ertapenem, meropenem, moxifloxacin.
  • Điều trị hỗ trợ: Người bệnh được chỉ định chọc dịch màng bụng và truyền albumin tĩnh mạch
  • Dự phòng trên người bệnh xơ gan có xuất huyết tiêu hóa trên: bệnh nhân được kê đơn một trong các loại thuốc: Norfloxacin, ciprofloxacin, ceftriaxone
  • Trên người bệnh có protein dịch cổ trướng thấp 
  • Điều trị dự phòng dài hạn viêm phúc mạc được chỉ định sau một đợt viêm phúc mạc nguyên phát, các loại thuốc được kê đơn phổ biến là norfloxacin, Ciprofloxacin, hoặc Co-trimoxazol.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top