✴️ Quy trình kỹ thuật đo chức năng thông khí phổi

ĐẠI CƯƠNG

Khái niệm

Đo chức năng thông khí phổi là phương pháp đánh giá chức năng thông khí của phổi thông qua các thể tích, lưu lượng khí trong chu trình hô hấp (hít vào, thở ra) giúp xác định chức năng thông khí phổi.

 

CHỈ ĐỊNH

Chẩn đoán

Đánh giá các dấu hiệu, triệu chứng hoặc bất thường nghi ngờ do bệnh hô hấp.

Đánh giá ảnh hưởng của bệnh trên chức năng phổi.

Sàng lọc các trường hợp có yếu tố nguy cơ với bệnh phổi.

Đánh giá tiên lượng trước phẫu thuật.

Đánh giá tình trạng sức khỏe trước khi làm nghiệm pháp gắng sức.

Theo dõi

Đánh giá can thiệp điều trị.

Theo dõi ảnh hưởng của bệnh trên chức năng phổi.

Theo dõi tác động của tiếp xúc yếu tố nguy cơ trên chức năng phổi.

Theo dõi phản ứng phụ của thuốc.

 

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Trẻ đang trong cơn hen cấp nặng

Trẻ không hợp tác: trẻ < 6 tuổi, trẻ bị điếc.

 

CHUẨN BỊ

Chuẩn bị điều dưỡng

Điều dưỡng mang đầy đủ mũ, khẩu trang.

Rửa tay thường quy theo quy định.

Chuẩn bị người bệnh

Chào hỏi, giới thiệu tên và chức danh.

Nhận phiếu yêu cầu đo chức năng thông khí phổi.

Ghi tên tuổi, chẩn đoán vào sổ theo dõi.

Đo chiều cao, cân nặng của người bệnh.

Giải thích cho người bệnh ngồi đợi theo thứ tự.

Hướng dẫn người bệnh ngồi vào ghế.

Nhập tên, tuổi, giới tính, chiều cao, cân nặng vào máy đo.

Giải thích cho người bệnh các công việc sắp làm.

Yêu cầu người bệnh tập hít vào và thở ra từ từ trước khi thực hiện đo chức năng thông khí phổi.

Chuẩn bị môi trường

Địa điểm

Tại phòng đo chức năng hô hấp.

Dụng cụ

Test máy trước khi đo chức năng thông khí phổi (1 lần/ngày).

Ống để thổi và bộ lọc mới cho mỗi người bệnh.

Kẹp mũi.

Xô rác thải theo quy định.

 

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Đo FVC

Bệnh nhi ngậm kín miệng vào ống, kẹp mũi.

Hít thở bình thường 3-4 lần.

Hít vào hết sức.

Thổi ra thật nhanh, thật mạnh, thật hết sức, kéo dài ít nhất 3 giây (đối với trẻ em) hoặc khi không thể thở ra được nữa.

Hít vào sâu.

Kết thúc phép đo.

Cho bệnh nhi nghỉ 5 phút rồi thực hiện lại phép đo.

Đo từ 3-8 lần để đạt được kết quả đảm bảo yêu cầu.

Chọn và in kết quả với đủ cả 3 đường cong lưu lượng - thể tích.

Thu dọn dụng cụ.

Yêu cầu: 3 đường cong FVC chấp nhận được:

Hít vào hết sức và thổi ra hết sức.

Gắng sức.

Không ngập ngừng.

Không ho.

Thời gian tối thiểu là 3s đến 6s nếu có tắc nghẽn tốt nhất là thở ra đến khi người bệnh tự hít vào hoặc có bình nguyên ở đoạn cuối.

Không hở miệng và ống ngậm không tắc.

Các kết quả lặp lại:

FVC và FEV1 chênh nhau trong 5% hay 0,1lít.

Nếu chưa đạt tiếp tục làm lại.

Nếu không đạt sau 8 lần đo, ngừng và chọn 3 kết quả tốt nhất được chấp nhận.

Đo SVC

Bệnh nhi ngậm kín miệng vào ống, kẹp mũi.

Hít thở bình thường 3- 4 lần.

Hít vào từ từ hết sức.

Thở ra từ từ hết sức.

Hít vào.

Kết thúc phép đo.

Cho bệnh nhi nghỉ 5 phút rồi thực hiện lại phép đo.

Đo từ 3-8 lần để đạt kết quả đảm bảo yêu cầu.

Chọn và in kết quả.

Thu dọn dụng cụ.

Yêu cầu:

Có ít nhất 2 đường cong SVC chấp nhận được: đường biểu diễn đều, không gấp khúc, có bình nguyên 1 giây cả ở trên và dưới.

Kết quả của 2 lần đo chênh nhau không quá 5% hoặc 0,1 lít.

BẢNG KIỂM THỰC HÀNH QUY TRÌNH KỸ THUẬT ĐO CHỨC NĂNG THÔNG KHÍ PHỔI

Thực hiện thủ thuật đúng Quy trình và đảm bảo an toàn cho bệnh nhi.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top