✴️ Sỏi niệu quản có tái phát không?

Nội dung

Dịch tễ học của bệnh sỏi niệu quản

Mặc dù bệnh sỏi niệu quản có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp hơn ở người trẻ và trung niên. Tỷ lệ mắc sỏi suốt đời được ước tính là nam giới 13% và nữ giới 7%.

Các tình trạng bệnh lý làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận bao gồm cường cận giáp nguyên phát, bệnh béo phì, bệnh tiểu đường và bệnh gút. Ngoài ra, chế độ ăn uống cũng trở thành nguyên nhân gây sỏi niệu quản: uống ít nước, ăn ít canxi, ăn nhiều protein động vật, ăn ít magiê, ăn ít kali và tăng natri.

Khoảng 80% người trưởng thành có sỏi niệu quản chủ yếu là canxi oxalat hoặc canxi photphat. Để so sánh, sỏi struvite và sỏi axit uric mỗi loại chiếm từ 5-10% các loại sỏi và sỏi cystine rất hiếm.

Bất thường sinh hóa phổ biến nhất được xác định ở bệnh nhân sỏi niệu quản là tăng calci niệu; các bất thường khác có thể bao gồm tăng calci huyết, tăng acid uric máu, tăng acid uric niệu, tăng oxy niệu, tăng natri niệu và hạ calci niệu.

Sỏi niệu quản có tái phát không? Nguyên nhân do đâu?

Theo nghiên cứu, sau khi mắc sỏi niệu quản lần đầu tiên, tỷ lệ tái phát tự phát trong 5 năm là 35-50%. Do đó, câu trả lời cho thắc mắc sỏi niệu quản có tái phát không là sỏi niệu quản rất dễ tái phái do những nguyên nhân sau:

Thói quen ăn uống mỗi ngày

Cơ thể có khỏe mạnh hay không phụ thuộc phần lớn vào thói quen trong chế độ ăn uống hằng ngày.

Tác nhân gây sỏi niệu quản phải kể tới oxalat có chứa nhiều trong soda, trà, đạm động vật, xà lách, củ dền… và nhân purin có trong đạm động vật (tôm cua, thịt đỏ), những chất này sẽ thúc đẩy quá trình chuyển hóa tạo ra chất thải là ure, khi bị lắng động tại thận sẽ hình thành sỏi niệu quản.

Các khoáng chất dư thừa từ nước tiểu như canxi, oxalat, axit uric, natri, cystine, phốt pho… sẽ kết hợp thành sỏi niệu quản.

Thói quen nhịn ăn sáng của nhiều người cũng “đóng góp” vào việc làm tái phát sỏi niệu quản, vì khi đó mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật ở trong túi mật lâu sẽ tích tụ lại trong túi mật và đường ruột, cholesterol tiết ra từ mật sẽ hình thành nên sỏi niệu quản.  

Thực phẩm chứa nhiều oxalat cần tránh để không tái phát sỏi niệu quản

Lười uống nước

2 lít là lượng nước cần uống mỗi ngày đối với người bình thường. Lượng nước này sẽ tăng lên từ 2,5 đến 3,5 lít/ngày đối với những người có tiền sử mắc sỏi niệu quản.

Không uống đủ nước sẽ làm các chất cặn bạ lắng đọng tại thận, tăng nguy cơ tái phat sỏi niệu quản.

Không tập luyện thể dục thể thao

Sỏi niệu quản có nguy cơ cao xảy ra ở những người lười vận động, thể chất kém. Nguy cơ tái phát sỏi niệu quản sẽ cao gấp đôi bình thường đối với người đã từng mắc sỏi thận cộng với việc lười thể dục thể thao.

Các bác sĩ chuyên khoa khuyến khích việc chăm chỉ tập thể dục mỗi ngày sẽ giảm hơn 30% nguy cơ tạo sỏi niệu quản.

Cơ thể hấp thụ và đảo thải kém

  • Hấp thụ kém:

Thức ăn đi vào miệng sẽ được nghiền nát, sau đó thành dạ dày tiết ra dịch vị giúp dạ dày có khả năng tiêu hóa, làm mềm thức ăn và đưa xuống ruột non, lúc này tại ruột non sẽ diễn qua quá trình chuyển hóa lượng thức ăn thành các chất dinh dưỡng để hấp thu và thẩm thấu qua thành ruột non đi vào máu nhằm cung cấp dưỡng chất cho cơ thể.

Khi cơ thể hấp thụ các dưỡng chất dư thừa như canxi, magie, photpho… và một số loại muối khoáng khác không tốt thì các chất này sẽ bị đẩy ra ngoài cơ thể theo đường nước tiểu hoặc đường đại tiện.

  • Đào thải kém

Thận, hậu môn, lỗ chân lông đều là những cơ quan đào thải của cơ thể, nếu hoạt động của một trong những cơ quan này trở nên bất thường sẽ dẫn tới việc tích tụ các chất cặn bã tạo thành sỏi.

Bổ sung canxi không theo chỉ định

Các chuyên gia y tế cho biết việc sỏi niệu quản có tái phát không còn phụ thuộc vào việc bổ sung canxi đúng cách hay sai cách. Những người có tiền sử bị sỏi niệu quản không nên uống quá liều lượng canxi được khuyến cáo, thay vào đó hãy sử dụng thực phẩm tự nhiên an toàn cho sức khỏe, cân bằng các dưỡng chất khác nhau và đúng liều lượng được quy định, nhiều canxi sẽ gây ra sỏi canxi oxalat – ít canxi khiến cơ thể hấp thụ oxalat từ ruột cũng gây sỏi.

sỏi niệu quản có tái phát không

Bổ sung đúng liều lượng canxi cần thiết cho cơ thể

Cấu tạo niệu quản

Vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và phát triển khi đường tiết niệu bị tắc nghẽn dẫn tới viêm niệu quản, phù nề và lở loét ở niêm mạc của đài bể thận, dễ dẫn tới chức năng thận bị xơ hóa, chèn ép ống thận và mạch máu.

Xác của bạch cầu cùng xác của vi khuẩn lẫn các biểu mô tế bào tại đài bể thận sau khi bị viêm sẽ gắn kết lại tạo nhân sỏi tại thận.

Vậy nên người có nguy cơ cao mắc sỏi niệu quản là người gặp vấn đề với đường niệu quản, khó khăn trong việc thông tiểu.

Người có bệnh lý nền rất dễ tái phát sỏi niệu quản

Chức năng của tuyến cận giáp sẽ bị ảnh hưởng bởi khối u tuyến giáp, đây là điều khó tránh khỏi vì tuyến cận giáp đóng vai trò quan trọng đối với việc điều tiết chuyển hóa lượng canxi trong cơ thể. Các hormone tuyến cận giáp chịu tác động của những khối u ác tính ở tuyến giáp, hoạt động yếu đi và dẫn dẫn đến tình trạng lắng đọng lượng canxi tại vùng thận, nguy cơ tái phát sỏi niệu quản cao hơn.

Cách phòng ngừa tái phát sỏi niệu quản

Chế độ sinh hoạt và ăn uống có ảnh hưởng không nhỏ tới việc sỏi niệu quản có tái phát không?. Vậy nên để phòng ngừa tái phát sỏi niệu quản, cần thiết phải lưu ý thực hiện những biện pháp sau:

Uống đủ nước mỗi ngày

Lượng nước cần bổ sung mỗi ngày là 2,5 đến 3 lít nước, khi buồn tiểu cần đi tiểu ngay, không được nhịn, cần tuân thủ “đồng hồ sinh học” của cơ thể, hạn chế việc nhịn tiểu thường xuyên.

Ngoài nước lọc, có thể uống thêm nước bột sắn dây, nước đỗ đen, nước trái cây loại mát cũng giúp đào thải canxi hiệu quả.

Uống đủ lượng nước sẽ đi tiểu nhiều hơn, giúp đào thải sỏi nhỏ ra ngoài, tránh tái phát sỏi niệu quản.

sỏi niệu quản có tái phát không

Nước rất cần thiết để đào thải sỏi ra ngoài

Cải thiện chế độ ăn

  • Lựa chọn thực phẩm dễ tiêu hóa và lợi niệu

Ăn uống các thực phẩm như cần tây, nước cam, nước canh, củ cải, rau cải, nước ngô, nước đậu đen (không đường hoặc ít đường)… sẽ có tác dụng lợi tiểu, đào thải các mảnh sỏi vụng, các nhân sỏi nhỏ, cặn máu, dịch máu, các thành phần hữu hình trên thận niệu quản theo ống thông xuống bàng quang, tiểu ra ngoài.

Các thực phẩm như rau mồng tơi, rau lang, rau đay, khoai lang, diếp cá, chuối… giúp hệ tiêu hóa dễ hấp thu, cải thiện bài tiết, liền các tổn thương niêm mạc – thành niệu quản, ngăn ngừa táo bón, hạn chế đau và đái máu.

  • Giảm thiểu oxalat và canxi

Người từng bị sỏi niệu quản cần hạn chế ăn hải sản, vỏ tôm, cua, rau muống, bột cám, uống nước chè đặc, uống cà phê..

  • Hạn chế muối tinh

Ăn đồ mặn mỗi ngày dễ khiến sỏi niệu quản tái phát vì nồng độ muối natri cao cản trở hấp thu canxi trong nước tiểu, dễ tạo sỏi niệu quản. Natri có thể khiến gia tăng nồng độ của axit amin cystine, dẫn đến sỏi cystin.

sỏi niệu quản có tái phát không

Ăn ít muối để ngăn ngừa sỏi niệu quản tái phát

  • Ăn ít đường

Ăn nhiều đường sẽ kéo theo việc tăng mức độ canxi và giảm lượng nước tiểu, từ đó tăng nguy cơ tái phát sỏi niệu quản.

  • Hạn chế đạm động vật, protein

Protein từ động vật như bò, lợn, gà, trứng… sẽ hình thành nên sỏi niệu quản dạng axit uric vì khiến canxi tăng lên, citrat giảm đi. Vậy nên cần hạn chế việc ăn quá nhiều đạm động vật và protein có trong các món ăn như thịt khô, tôm khô, cá khô, xúc xích, lạp xưởng, nội tạng động vật…

  • Cân đối bổ sung canxi

Xem xét sỏi niệu quản có tái phát không cần lưu ý tới lượng canxi đưa vào cơ thể. Dư thừa canxi sẽ lắng đọng các chất của hệ tiêu hóa và tạo nên sỏi niệu quản.

Nhưng cũng không nên cắt giảm hết canxi sẽ gây loãng xương, nên bổ sung đủ liều lượng thích hợp theo chỉ định, nhất là người có tiền sử mắc sỏi.

  • Tăng cường đồ uống chứa vitamin C và ăn rau xanh, trái cây nhiều hơn

Đồ uống chứa nhiều vitamin C sẽ chống tạo sỏi, điển hình là nước cam, nước chanh, nước ép ổi, nước ép bưởi…

Ăn nhiều rau xanh, trái cây dễ tiêu hóa hơn, giảm tải hấp thu chất cặn tạo sỏi niệu quản.

sỏi niệu quản có tái phát không

Đừng quên ăn rau xanh, trái cây mỗi ngày

Chăm chỉ vận động, tập luyện thể thao

Thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, bài tiết các chất có hại tốt hơn, ngăn ngừa sỏi niệu quản tái phát hiệu quả.

Can thiệp y học

– Bổ sung thuốc kiểm soát tỷ lệ khoáng chất nước tiểu.

– Định kỳ khám sức khỏe 3 đến 6 tháng/lần để phát hiện sỏi niệu quản tái phát kịp thời.

– Lựa chọn cơ sở y tế uy tín để điều trị sỏi niệu quản.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top