Bệnh tăng huyết áp trẻ em là tình trạng trẻ có huyết áp cao hơn hoặc bằng 95% so với những trẻ cùng chiều cao, giới tính, độ tuổi. Bệnh có thể xảy ra khi trẻ con rất nhỏ, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cùng tìm hiểu nguyên nhân trẻ em bị tăng huyết áp, các triệu chứng nhận biết để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời qua bài viết sau đây.
Huyết áp được định nghĩa là áp lực máu chảy qua các mạch cơ thể. Ở người bị tăng huyết áp, tim đẩy máu qua các mạch khắp cơ thể trở nên khó khăn, ảnh hưởng đến mạch máu, tim và nhiều cơ quan trong cơ thể.
Tăng huyết áp ở trẻ được định nghĩa là trẻ có huyết áp cao hơn hoặc bằng 95% so với những trẻ cùng chiều cao, giới tính, độ tuổi. Tăng huyết áp ở trẻ em không dễ chẩn đoán như người trưởng thành mà phải dựa vào các tiêu chuẩn riêng.
Như vậy những trẻ em độ tuổi khác nhau thì sẽ có chỉ số huyết áp tăng cao khác nhau. Cụ thể:
Nếu trẻ được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp, cha mẹ cần cung cấp thông tin đầy đủ cho bác sĩ điều trị về tiền sử bệnh, chế độ ăn uống, sinh hoạt ở nhà, trường học, các hoạt động thể chất, tác nhân gây căng thẳng thần kinh ở trẻ.
Bác sĩ cũng sẽ tiến hành thêm một số xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân gây tăng huyết áp ở trẻ như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm một số bộ phận cơ thể.
Có rất nhiều nguyên nhân gây tăng huyết áp đối tượng là trẻ em. Tuy nhiên, các chuyên gia chia làm 2 nhóm nguyên nhân chính để dễ dàng trong việc chẩn đoán bệnh.
Tăng huyết áp đối tượng trẻ em do nguyên nhân nguyên phát nghĩa là không xác định rõ nguyên nhân. Nguyên do này hay xảy ra ở trẻ lớn 6 tuổi trở lên. Một số nguy cơ dẫn đến cao huyết áp nguyên phát ở trẻ bao gồm:
Tăng huyết áp đối tượng trẻ em có thể do nguyên nhân thứ phát như:
Trẻ bị tăng huyết áp thường có những biểu hiện đáng chú ý như sau:
Giống như ở người lớn, bệnh cao huyết áp ở trẻ cũng là bệnh nguy hiểm bởi nó hiếm khi bộc lộ triệu chứng rõ ràng, biến chứng đến bất ngờ gây nguy hiểm.
Nếu trẻ bị tăng huyết áp kéo dài, không phát hiện, không can thiệp điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả vô cùng khó lường như biến chứng suy tim, suy thận, tai biến mạch máu não.
Vì vậy, để phòng tránh bệnh, các bác sĩ khuyến cáo trẻ em từ 3 tuổi cần được theo dõi huyết áp và tái khám sức khỏe định kỳ. Nhất là gia đình có người tiền sử tăng huyết áp hoặc trẻ con thừa cân, béo phì. Bệnh nếu được phát hiện sớm sẽ giúp bác sĩ điều trị ngăn ngừa biến chứng và tiến triển một cách hiệu quả.
Bệnh cao huyết áp tuy khá nguy hiểm với trẻ nhưng cha mẹ có thể phòng ngừa dễ dàng bằng cách rèn luyện cho con lối sống thật sự khoa học như sau:
Lưu ý quan trọng, chỉ có những trẻ được chẩn đoán tăng huyết áp tại các cơ sở y tế mới cần phải theo dõi huyết áp tại nhà. Cha mẹ có thể chủ động tự đo huyết áp cho con, nhưng cần tuân theo hướng dẫn kỹ thuật tiêu chuẩn như sau:
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh