✴️ Tìm hiểu về viêm amidan ở trẻ

Nội dung

1. Nguyên nhân gây bệnh

– Viêm amidan có thể do cơ thể bị nhiễm lạnh đột ngột, hoặc lạnh kéo dài, những vi trùng có sẵn ở mũi họng cũng có thể trở thành nguyên nhân gây bệnh.

viêm amidan ở trẻ cần được phát hiện và điều trị sớm

Viêm amidan ở trẻ cần được phát hiện và điều trị sớm

– Viêm amidan xuất hiện sau các bệnh nhiễm trùng lây : cúm, sởi, ho gà,..
– Tạng bạch huyết : các tổ chức lympho phát triển và dễ nhiễm trùng.
– Do cấu trúc và vị trí : VA và A có nhiều khe kẽ và ngóch ngách, là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh trưởng và phát triển, bên cạnh đó, amidan nằm ở vị trí ngã tư đường ăn và đường thở là cửa ngõ xâm nhập của các yếu tố bên ngoài.

 

2. Phân loại viêm amiđan

Viêm Amidan có thể được phân làm hai loại: Viêm amiđan cấp và mạn tính với những biểu hiện rất khác nhau.
Viêm amidan cấp tính: Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, kém ăn, sốt cao tới 39 – 40 độ C, kèm theo các dấu hiệu khác như đau họng, họng khô, rát, nóng, nuốt nước bọt cũng thấy đau, ho, có khi ho từng cơn. Đặc biệt ở trẻ em thường có dấu hiệu thở khò khè, ngáy to. Một vài trường hợp người bệnh có hơi thở rất hôi.
Viêm amidan mạn tính: thường không có những biểu hiện nặng như amiđan cấp, người bệnh chỉ có cảm giác vướng, nhói ở họng, đôi khi nuốt kèm theo cảm giác vướng, đau như có dị vật.

 

3. Hậu quả của viêm amiđan

Viêm amidan nếu không được điều trị dứt điểm có thể gây biến chứng viêm cầu thận

Viêm amidan nếu không được điều trị dứt điểm có thể gây biến chứng viêm cầu thận

Viêm amiđan cấp hay mạn tính nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng.
Biến chứng tại chỗ: Gây áp xe xung quanh amiđan khiến toàn bộ vùng quanh amiđan bị sưng tấy. Người bệnh có dấu hiệu sốt, nuốt thấy đau và bị nhiễm trùng nặng. Ngoài ra, viêm amiđan còn có thể gây nên viêm tai giữa, viêm xoang, viêm thanh quản và khí phế quản.
Biến chứng xa: Viêm amiđan có thể gây nên những biến chứng rất nguy hiểm như: thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận.

 

4. Khi nào nên cắt amidan?

Chỉ cắt amidan trong những trường hợp sau:
– Khi bị viêm amidan nhiều đợt cấp (từ 5 – 6 lần) trong một năm.
– Khi viêm amidan gây nên những biến chứng như: Viêm tai giữa, viêm xoang hoặc các biến chứng nặng như: thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận.
– Trường hợp không bị viêm nhưng vì amiđan có kích thước quá to, gây cản trở ăn, uống, thở của trẻ thì cũng nên cắt.
Trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 45 tuổi nên hạn chế cắt amiđan. Đối với trẻ em dưới 5 tuổi, cần được xem xét kỹ lưỡng bởi khi cắt có thể làm ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của trẻ.
Ở những người trên 45 tuổi, cắt amiđan thì dễ bị chảy máu do amiđan bị xơ dính, hoặc còn có các bệnh khác kèm theo như: Bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, đái đường…

 

5. Phòng tránh bệnh Viêm amidan

– Nâng cao thể trạng, sức đề kháng của cơ thể bằng rèn luyện thể dục thể thao, ăn uống khoa học. Tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh.
– Giữ gìn vệ sinh tốt vùng mũi họng, răng miệng, chú ý khi có những vụ dịch như cúm, sởi, ho gà…
– Xử trí kịp thời và đúng cách nếu đã bị viêm VA và A để tránh các biến chứng của nó.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top