✴️ Thiên môn đông có tác dụng gì?

Nội dung

Tên gọi thông thường

  • Tian Dong; Tian Men Dong
  • Radix asparagi
  • Tenmondo
  • Rễ thiên môn

 

Tác động của Thiên môn đông:

Mặc dù Thiên môn đông đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc cho nhiều mục đích khác nhau, tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu tiến hành trên người.

Dược liệu Thiên môn đông được chiết từ rễ cây và sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền Trung Quốc như một loại thuốc bổ, làm long đờm và điều trị nhiều loại bệnh khác bao gồm cả các bệnh về gan và viêm đường hô hấp.

Tuy nhiên, vì rất ít nghiên cứu về Thiên môn đông, các nhà khoa học không chắc chắn về tác dụng của loại dược liệu này. Trong điều kiện phòng thí nghiệm, chiết xuất Thiên môn đông làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư phổi đã được phân lập và bảo vệ tế bào gan khỏi độc tính của rượu. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy Thiên môn đông có tác dụng làm giảm viêm đường hô hấp. Tuy nhiên, chưa thể chứng minh các tác dụng này trên người và cần có thêm nhiều nghiên cứu để đánh giá tính an toàn và hiệu quả của thiên môn đông.

 

Mục đích sử dụng

Điều trị ung thư

Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy một số tác động chống lại các dòng tế bào ung thư phổi đã được phân lập, tuy nhiên còn hạn chế. Do đó, vẫn cần thêm dữ liệu nghiên cứu trên người.

Điều trị các bệnh lý phổi

Các nghiên cứu sơ bộ trong phòng thí nghiệm cho thấy các hợp chất được tìm thấy trong Thiên môn đông có thể bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh viêm đường hô hấp, tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu nào tiến hành trên  người.

Điều trị viêm gan

Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy tác dụng bảo vệ các tế bào gan chống lại độc tính của rượu. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên người vẫn chưa được thực hiện.

 

Không sử dụng Thiên môn đông khi

Đang sử dụng các thuốc là cơ chất của cytochrome P450 2E1 hoặc 1A2: Các nghiên cứu trên động vật cho thấy Thiên môn đông có thể ảnh hưởng đến sự chuyển hóa bởi enzym gan của một số thuốc hoặc làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ. Tuy nhiên, mối liên quan về mặt lâm sàng vẫn chưa được khẳng định.

BS Nguyễn Hữu Phúc Minh - chuyên khoa Y học cổ truyền

return to top