✴️ Triệu chứng thoát vị rốn

Thoát vị rốn là một dị tật khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Nhận biết sớm các triệu chứng thoát vị rốn ở trẻ giúp cha mẹ chủ động trong việc thăm khám và điều trị (nếu cần). Bài viết dưới đây là những triệu chứng và biểu hiện cụ thể của thoát vị rốn ai cũng nên biết để nhận biết sớm căn bệnh này.

 

Các triệu chứng thoát vị rốn

Thoát vị rốn thường xảy ra ở trẻ sơ sinh. Đây là tình trạng một phần nhỏ ruột lồi, nhô ra qua một lỗ trên các cơ bụng, phát triển phía dưới rốn do thành bụng bị yếu. Tình trạng này cũng thường gặp ở phụ nữ thừa cân hoặc mang thai nhiều lần (đa thai).

Thoát vị rốn là một dị tật khá phổ biến ở trẻ nhỏ và thường có các triệu chứng dưới đây:

Thoát vị rốn thường xảy ra ở trẻ sơ sinh

Thoát vị rốn thường xảy ra ở trẻ sơ sinh.

 

  • Có khối sưng phình mềm ở gần rốn. Khối phình có thể  ít hơn 1/2 inch – 2 inches (khoảng 1-5 cm) đường kính. Khối phình này có thể chỉ thấy khi bé khóc, ho, ưỡn người, rặn;  hết khóc hoặc nằm ngửa thì chỗ phình cũng biến mất.
  • Thường không đau. Tuy nhiên, nếu xuất hiện ở tuổi trưởng thành có thể gây khó chịu ở bụng.
  • Khối tròn trồi ngay lên tại vị trí rốn, chứa ruột hay màng nối bên trong.
  • Da và mô dưới da trên khối này còn nguyên vẹn.
  • Trẻ sốt, khó đi ngoài hoặc hoàn toàn không đi ngoài được, có máu trong phân.

Tùy tình trạng thoát vị nặng hay nhẹ của trẻ sẽ có những triệu chứng khác nhau. Các bác sĩ khuyến cáo, khi thấy trẻ có các triệu chứng thoát vị rốn nêu trên, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám sớm để được đánh giá đúng tình trạng thoát vị và điều trị kịp thời, đúng cách tránh những biến chứng xấu.

Nhận biết sớm các triệu chứng thoát vị rốn ở trẻ giúp cha mẹ chủ động trong việc thăm khám và điều trị (nếu cần).

Nhận biết sớm các triệu chứng thoát vị rốn ở trẻ giúp cha mẹ chủ động trong việc thăm khám và điều trị (nếu cần).

 

Các loại thoát vị rốn

  • Thoát vị rốn trong tháng đầu tiên thường chỉ hơi sưng lồi lên hoặc nhìn thấy khối thoát vị đường kính dưới 2cm, sẽ tự khỏi khi các cơ bụng của bé phát triển.
  • Thoát vị xuất hiện to, thường xuyên, có đường kính trên 2cm: Dạng thoát vị này có khuynh hướng tăng kích thước theo thời gian dễ có nguy cơ gây biến chứng cần được theo dõi sát.
  • Thoát vị dạng vòi voi: Dạng thoát vị này do những bộ phận như một phần gan, lá lách, mạc nối ruột hoặc một phần phúc mạc ở phía trong rốn. Loại thoát vị này thường được phát hiện và xử lý ngay trong giai đoạn sơ sinh.

 

Các biến chứng của thoát vị rốn

Theo các bác sĩ, thoát vị rốn ở trẻ em ít biến chứng và hầu hết có thể tự khỏi khi trẻ lớn, cơ bụng phát triển. Tuy nhiên, một số trường hợp thoát vị rốn nặng và không được xử trí sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng xấu. Cụ thể:

-Biến chứng có thể xảy ra khi các mô lồi bị giữ lại và không thể được đẩy trở lại vào khoang bụng, làm giảm cung cấp máu cho các phần của ruột bị mắc kẹt và có thể dẫn đến đau và tổn thương mô.

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần giải đáp thêm về triệu chứng thoát vị rốn, bạn đọc vui lòng liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc  theo số điện thoại 024.383.55555 hoặc 1900 558892 hoặc hotline: 0904 97 0909.

 

-Nếu các phần bị mắc kẹt trong ruột hoàn toàn bị cắt nguồn cung cấp máu sẽ dẫn đến hoại tử. Nhiễm trùng có thể lan rộng ra khắp ổ bụng, trẻ có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

-Ở người lớn, thoát vị rốn có nhiều khả năng biến chứng thành tắc nghẽn ruột. Do đó, hầu hết các trường hợp thoát vị rốn ở người lớn được chỉ định phẫu thuật.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top