✴️ Viêm họng cấp ở trẻ em: Cha mẹ không được chủ quan

Nội dung

1. Nguyên nhân viêm họng cấp ở trẻ em

Nguyên nhân khiến trẻ viêm họng cấp khá đa dạng, và có thể kể đến những nguyên nhân sau:

1.1 Viêm họng cấp do nhiễm trùng

Hai ‘nhân vật’ là tác nhân khi trẻ bị viêm họng cấp do nhiễm trùng chính là những virus, vi khuẩn gây hại.

– Virus: chiếm khoảng 70 – 80% những trường hợp viêm họng cấp do nhiễm trùng, những loại virus chủ yếu là cúm, sởi, virus adeno… Đa phần nếu trẻ bị viêm họng do virus dạng nhẹ thì sẽ nhanh khỏi, trong khoảng 5 ngày sẽ không còn hiện tượng.

– Vi khuẩn: nguyên nhân chủ yếu đến từ nhóm vi khuẩn liên cầu tán huyết  β nhóm A. Nếu trẻ bị viêm họng cấp mà đến từ nguyên nhân là do vi khuẩn thì tình trạng sẽ nặng hơn và lâu khỏi hơn tình trạng viêm họng cấp mà nguyên nhân đến từ virus. Bệnh sẽ xuất hiện với các triệu chứng có thể kể đến như là: cổ họng sưng đỏ, thường xuyên buồn nôn, đau rát vùng họng, amidan bị sưng…

1.2  Viêm họng cấp không do nhiễm trùng

Ngoài nguyên là do những virus, vi khuẩn xâm nhập làm trẻ bị viêm họng cấp, thì cũng có thể có những nguyên nhân khác như là:

-Thời tiết và nhiệt độ đột nhiên thay đổi vô cùng thất thường

– Phải tiếp xúc với khói thuốc hoặc môi trường sống của trẻ không được trong sạch mà vô cùng ô nhiễm

– Uống quá nhiều đồ uống quá lạnh

– Thường xuyên chịu sự chênh lệch không khí, như là chuyển từ thời tiết nóng sang phòng máy lạnh, điều hòa đột ngột

– Cha mẹ cũng như trẻ không để ý đến việc giữ vệ sinh cá nhân, không rửa tay thường xuyên, đúng cách, không rửa tay cùng với xà phòng… nên những vi khuẩn khi chạm vào đã không thể diệt hết các vi khuẩn gây hại.

– Trước đây trẻ từng bị mắc các bệnh tai mũi họng.

Viêm họng cấp ở trẻ có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau và thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa

Viêm họng cấp ở trẻ có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau và thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa

 

2. Những biểu hiện thường thấy khi trẻ bị viêm họng cấp

Theo các bác sĩ, biểu hiện ban đầu của viêm họng cấp ở trẻ em nhất là những trẻ còn nhỏ đang bú mẹ thường là:

– Thường xuyên quấy khóc

– Bú ít hơn, không thích ăn, nuốt bởi bị rát họng

– Nước mũi chảy liên tục, hắt hơi, khó chịu

– Ho

– Sốt, nhiệt độ cơ thể rơi vào khoảng 38 – 39 độ

– Bị trớ nhiều, ăn vào là trớ

– Trẻ có biểu hiện vô cùng mệt mỏi, không tươi tỉnh, gọi ít phản ứng

Với một số trẻ lớn hơn, thì sẽ có một số biểu hiện đặc trưng khác có thể kể đến như là:

– Bị ho khan

– Giọng không được như trước, khàn đặc do tổn thương dây thanh quản

– Sờ có thấy nổi hạch nhỏ ở cổ

– Bị sổ mũi, nghẹt mũi đặc và vô cùng khó thở

– Amidan bị sưng rất to

Viêm họng cấp không nên tự điều trị mà nên đi thăm khám và điều trị sớm để không dẫn đến những biến chứng nguy hiểm

Viêm họng cấp không nên tự điều trị mà nên đi thăm khám và điều trị sớm để không dẫn đến những biến chứng nguy hiểm

 

3. Viêm họng cấp nguy hiểm như thế nào mà cần cha mẹ phải chú ý?

Viêm họng cấp không phải bệnh hiếm gặp nhưng cần được chữa nhanh chóng, đúng bệnh và kịp thời để không bị những di chứng về sau. Nếu nguyên nhân do virus gây ra khiến trẻ bị viêm họng cấp thì rất có thể sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như là: viêm phổi, viêm màng não,… tiến triển nặng hơn sau đó nếu không được can thiệp kịp thời thì rất có thể gây ra  hiện tượng bội nhiễm ở phế quản và phổi vô cùng nguy hiểm.

Viêm họng cấp do vi khuẩn có thể sẽ gây ra những biến chứng đặc biệt nguy hiểm: viêm khớp cấp, viêm màng trong tim cấp hoặc mãn tính, hẹp hoặc hở van tim,  viêm cầu thận cấp,…

 

4. Cách để cha mẹ có thể phòng ngừa bệnh viêm họng cấp ở trẻ

Bệnh viêm họng cấp có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong năm, không kể là khi giao mùa hay khi môi trường ô nhiễm nhiều hay ít, vì vậy việc giữ để bản thân có thể phòng tránh là vô cùng quan trọng. Viêm họng cấp do virus hoặc liên cầu khuẩn rất dễ lây lan. Để có thể phòng tránh bệnh viêm họng cấp cho trẻ bạn có thể làm theo những cách sau:\

– Tăng sức đề kháng cho bé, nếu trẻ đã lớn hãy bổ sung bằng cách để bé ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Bổ sung vào khẩu phần ăn rau xanh và hoa quả tươi để cung cấp thêm vitamin và khoáng chất đảm bảo hệ miễn dịch hoạt động tốt.

– Khi đến mùa lạnh cha mẹ nên để bé tắm bằng nước ấm, không để cho gió lạnh lùa vào phòng tắm. Không nên tắm lâu và nhanh chóng lau khô người trước khi mặc quần áo tránh cảm lạnh.

– Lưu ý việc đeo khẩu trang cho trẻ khi đi ra ngoài đường và đến những nơi đông người Ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh từ người khác.

– Việc chăm sóc sức khỏe, vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ hàng ngày cũng cần được quan tâm. Hãy luôn lưu ý trẻ phải đánh và vệ sinh răng miệng đều đặn mỗi ngày sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. Thói quen này sẽ giúp loại bỏ những vi khuẩn đang có trong khoang miệng, ngăn chặn những loại mầm bệnh có thể sẽ lây lan xuống cổ họng của trẻ.

– Duy trì thói quen súc miệng và cổ họng mỗi ngày từ 1 – 2 lần bằng nước muối pha loãng.

Giữ gìn vệ sinh răng miệng, súc miệng nước muối thường xuyên cũng là cách phòng tránh viêm họng cấp cho trẻ hiệu quả

Giữ gìn vệ sinh răng miệng, súc miệng nước muối thường xuyên cũng là cách phòng tránh viêm họng cấp cho trẻ hiệu quả

Viêm họng cấp ở trẻ là một bệnh thường gặp và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được can thiệp đúng cách và kịp thời. Hãy đảm bảo vệ sinh và sức đề kháng cho trẻ bạn nhé và ngay khi có những dấu hiệu bất thường hãy đến bệnh viện để thăm khám và điều trị.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top