✴️ Viêm thanh quản cấp ở trẻ em có nguy hiểm không?

1. Tìm hiểu về bệnh ở viêm thanh quản cấp ở trẻ

Viêm thanh quản cấp tính là bệnh viêm niêm mạc của thanh quản bị tổn thương do nhiễm vi khuẩn, virus, đặc biệt hay gặp ở trẻ nhỏ vào mùa lạnh. Bệnh thường kéo dài trong vòng 3 tuần. Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh là bởi sự tấn công của virus cúm (Influenza), APC,… kể cả virus ở đường hô hấp, virus gây bệnh sởi…

1.1. Triệu chứng của viêm thanh quản cấp ở trẻ em

Dưới đây là những biểu hiện thường gặp ở trẻ mắc bệnh viêm thanh quản cấp tính:

– Khó thở

– Khàn tiếng: để lâu có thể dẫn đến mất tiếng

– Khó nuốt: chảy nước miếng, bỏ ăn, chán ăn

– Thường xảy ra vào ban đêm, có dấu hiệu giống cảm cúm

– Thở có tiếng rít

– Sốt cao, viêm họng mãn

viêm thanh quản cấp ở trẻ em

Trẻ thường có biểu hiện ho, sốt khi mắc bệnh

Ngoài ra, cơn khó thở có thể chia ra làm 3 cấp độ tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh:

– Cấp độ nhẹ: ho, khàn tiếng, thở rít khi khóc. Lúc này bạn nên đưa trẻ đi khám để bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc trẻ tại nhà.

– Cấp độ trung bình: thở rít khi nằm yên, thở nhanh, khó thở. Phụ huynh nên chú ý những triệu chứng này để đưa trẻ đến bệnh viện điều trị.

– Cấp độ nặng: tím tái mặt mày, khó thở nặng, kích thích, vật vã. Trường hợp này trẻ bị tắc nghẽn hô hấp, nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. 

1.2. Viêm thanh quản cấp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Thông thường, viêm thanh quản cấp sẽ tự khỏi sau 5 – 7 ngày mà không có biến chứng nguy hiểm gì. Tuy nhiên cha mẹ nên theo dõi cơ thể bé để có biện pháp đề phòng kịp thời, đặc biệt là các biểu hiện như đau tai, chảy dịch ở tai, khó thở, thở khò khè…

Đối với trẻ nhỏ, viêm họng thanh quản cấp thường có diễn biến khá phức tạp do có hiện tượng phù nề xuất hiện, mà đường thở của trẻ lại nhỏ hơn ⅓ so với người lớn, tổ chức liên kết ở vùng này không chắc nên dễ gây khó thở nặng. Đôi khi trong quá trình mắc bệnh tạo nên những ổ áp xe, làm vỡ, loét do bội nhiễm, mủ tràn xuống khí quản – phế quản dẫn đến viêm phổi, viêm phế quản…

trẻ ốm sốt

Bệnh sẽ trở nên nguy hiểm nếu tình trạng khó thở nặng nề kéo dài

Chưa kể, khi phù nề từ hạ thanh môn lan nhanh xuống khí quản, niêm mạc dưới xuất tiết nhiều dịch nhầy đặc quánh, làm tắc lòng khí gây ra chứng khó thở. Lúc này, trẻ thường có biểu hiện sốt cao, nhịp thở mạnh, tim đập nhanh, nghe có ran ở phổi. Bệnh diễn biến nhanh và có nguy cơ tử vong trong vòng 24h nếu không kịp điều trị.

 

2. Cách điều trị viêm thanh quản cấp ở trẻ em

Cha mẹ nên chú ý những dấu hiệu thay đổi thất thường của trẻ để đưa đến bệnh viện điều trị, tránh trường hợp tự điều trị ở nhà. Bác sĩ sẽ khám và theo dõi trạng thái của bé để chẩn đoán bệnh chính xác nhất. Phương pháp chẩn đoán bác sĩ thường sử dụng đó là lắng nghe giọng nói và kiểm tra dây thanh âm của trẻ đi đi đến kết luận cuối cùng. Ngoài ra còn có một vài kỹ thuật khác hỗ trợ chẩn đoán bao gồm:

– Nội soi thanh quản: Bác sĩ sẽ sử dụng 1 đoạn gắn bông gòn đã được tẩm thuốc mê và co mạch đưa vào mũi trẻ. Sau 5 – 10 phút, bông gòn sẽ được lấy ra và bắt đầu tiến hành nội soi. Đây được xem là kỹ thuật an toàn, không gây đau đớn cho bệnh nhi. 

– Sinh thiết

Đôi khi việc khó thở hay thở khò khè cũng chưa chắc đã là dấu hiệu của bệnh viêm họng thanh quản mà có thể do trẻ hóc dị vật. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ không nên tự ý điều trị ở nhà dẫn đến trường hợp xấu xảy ra, nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. 

Bên cạnh đó, phòng tránh bệnh cũng là cách hiệu quả cho sự phát triển của trẻ. 

– Cho trẻ uống nhiều nước ấm

– Hạn chế sử dụng các gia vị kích thích như ớt, tiêu trong chế biến thức ăn

– Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ để tăng sức đề kháng

– Tránh tiếp xúc với những người đang mắc các bệnh về đường hô hấp, cúm…

– Xông hơi trong phòng ngủ của trẻ với tinh dầu thơm

– Nhỏ thuốc mũi thường xuyên

– Tạo môi trường yên tĩnh để trẻ được nghỉ ngơi, tránh la khóc, gắng sức

– Theo dõi quan sát các dấu hiệu bất thường của trẻ để kịp thời điều trị

chăm sóc trẻ

Nhỏ thuốc mũi cho trẻ thường xuyên để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập

Hy vọng thông qua bài viết dưới đây quý vị đã hiểu rõ như thế nào là bệnh viêm thanh quản cấp tính và mức độ nguy hiểm của bệnh để kịp thời điều trị cho bé.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top