✴️ F1 cách ly tại nhà vì Covid cần chú ý gì

1. Chuẩn bị phòng cách ly: điều quan trọng nhất là tất cả hoạt động và đồ dùng cần phải RIÊNG

  • Cần chuẩn bị phòng riêng có nhà vệ sinh riêng để cách ly.
  • Phòng/vị trí mở cửa sổ thoáng, nhiều ánh sáng.
  • Hạn chế đồ đạc trong phòng/vị trí cách ly, đảm bảo:
    • Trong nhà vệ sinh riêng cần có xà phòng, khăn tắm, giấy vệ sinh, giấy lau tay, túi nilon đựng rác.
    • Có bàn, ghế, TV để giải trí, đồ chơi (nếu là trẻ em). Điều khiển TV, điện thoại di động để trong túi nilon để dễ tiệt khuẩn
    • Bát, cốc, đũa, thìa riêng (hoặc đồ dùng 1 lần) để ăn uống
    • Khẩu trang y tế, thùng rác, túi nilon đựng rác
  • Ngoài phòng cách ly nên có 1 diện tích trống để khử khuẩn trước khi ra khu sinh hoạt chung.

 

2. Chuẩn bị đồ sát khuẩn cho người chăm sóc: càng ít người chăm sóc càng tốt

  • Xà phòng, nước sạch và giấy để lau khô tay
  • Dung dịch rửa tay khô có cồn 60-70% (60-70 độ cồn)
  • Kính bảo hộ (hoặc bất kỳ loại kính nào)
  • Găng tay y tế (hoặc thay bằng găng tay nấu ăn)
  • Khẩu trang N95 (hoặc thay bằng khẩu trang y tế và tấm che mặt)
  • Túi nilon đựng rác thải, khăn lau, giấy vệ sinh để thấm hút lau chùi

TP. HCM: Thực hiện thí điểm cách ly y tế tại nhà cho đối tượng F1

3. Thực hiện cách ly

3.1. Đối với F1

Theo dõi sức khỏe khi cách ly

  • Theo dõi các vấn đề sức khỏe như mệt mỏi, sốt, ho, khó thở, mất vị giác, mất khứu giác…. Ghi lại ngày đầu tiên xuất hiện triệu chứng.
  • Tự đo nhiệt độ cơ thể ít nhất 2 lần/ngày (sáng, chiều), ghi chép kết quả đo nhiệt độ và tình trạng sức khỏe chung và phiếu theo dõi sức khỏe hàng ngày và thông báo cho CBYT phụ trách theo dõi.
  • Nếu được xác định là nhiễm SARS-CoV 2 và chưa được nhập viện:
    • Uống nhiều nước, uống oresol để bù nước.
    • Tập thể dục nhẹ nhàng. Xem các chương trình giải trí, thư giãn.
    • Nằm nghiêng hoặc nằm sấp nếu tư thế này làm cho bạn thấy dễ chịu.
    • Đo nhịp thở bằng cách đặt bàn tay lên ngực, thư giãn, thở đều và đếm số lần lồng ngực nhô lên trong 1 phút.
    • Kiểm tra độ bão hòa oxy ít nhất 3-4 lần/ngày (bằng máy đo kẹp ngón tay, đo khi nghỉ ngơi, theo dõi sự thay đổi của kết quả).
    • Uống Paracetamol nếu sốt ≥ 38.5oC.
      • Người lớn ≤ 70 kg: 1-1,5 viên 500 mg/lần; > 70 kg: 2 viên 500 mg/lần. 3-4 lần/ngày, cách tối thiểu 4-6h/lần, không quá 4 lần/ngày.
      • Trẻ em: 10-15 mg/kg/lần, cách 4-6 h/lần, không quá 4 lần/ngày. Liều tối đa tính theo cân nặng không được vượt quá 500 mg.
      • Không dùng cùng các thuốc cảm cúm khác có chứa paracetamol hoặc acetaminophen.
      • Người có tiền sử dị ứng với Paracetamol hoặc đang bị viêm gan không nên dùng.
    • Hạn chế tối đa ra khỏi phòng/góc cách ly trong nhà.
    • Sắp xếp các sinh hoạt trong gia đình sao cho khoảng cách giữa người được cách ly và những người khác trong gia đình tối thiểu 2m.

9 DẤU HIỆU CẦN TỚI bệnh viện cấp cứu COVID hoặc bệnh viện gần nhất ngay

  • Độ bão hòa oxy trong máu < 94%
  • Nhịp thở > 24 lần/phút
  • Đau ngực, cảm giác thắt ngực
  • Khó thở khi vận động
  • Không thể nói đầy đủ câu
  • Bị lẫn lộn về thời gian và địa điểm
  • Da xanh, môi nhợt
  • Không tự đi, không tự cầm nắm, ăn uống được
  • Lạnh đầu ngón tay, ngón chân

 

Sinh hoạt hằng ngày khi cách ly

  • Luôn đeo khẩu trang
  • Ho khạc vào giấy và bỏ vào túi nilon đựng rác.
  • Khi sốt: uống nhiều nước, uống Oresol theo chỉ dẫn, uống thuốc hạ sốt nếu sốt từ 38.5oC trở lên. Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Rửa tay, đánh răng, súc miệng nước muối, tắm/lau bằng nước ấm nhằm làm sạch cơ thể để tránh nhiễm trùng các loại vi khuẩn khác.
  • Sau khi đi vệ sinh, đậy nắp bồn cầu trước khi xả nước.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng, nghe nhạc xem phim thư giãn, viết nhật ký cách ly…
  • Sử dụng riêng bát đĩa cốc khi ăn uống, sau khi dùng xong rửa sạch bằng xà phòng rửa bát.
  • Người cách ly là người nhiễm được yêu cầu tiếp tục cách ly tại nhà: Tuyệt đối ở trong phòng/góc cách ly trong suốt thời gian yêu cầu cách ly.

Tuyệt đối không đi ra ngoài và

  • Không tổ chức hoặc tham gia liên hoan
  • Không đi chợ, đi thăm bạn bè, đi chơi
  • Không tiếp khách đến thăm
  • Không ra hiệu thuốc tự mua thuốc
  • Hãy gọi người trợ giúp khi cần

 

3.2. Các thành viên sống cùng nhà với người được cách ly

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng ít nhất 20 giây mỗi lần.
  • Đeo khẩu trang vải hoặc khẩu trang y tế. Khẩu trang vải phải được giặt hàng ngày bằng xà phòng.
  • Giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét với người được cách ly.
  • Sử dụng riêng nhà vệ sinh với người cách ly là tốt nhất.
  • Tắm nước ấm ít nhất 1 lần ngày.
  • Tráng nước nóng cốc, chén, bát, đũa trước khi sử dụng.
  • Lau nhà, đồ dùng trong nhà với nước Javen 0.5%.
  • Không ra khỏi nhà trong thời gian cách ly.

 

3.3. Đối với người chăm sóc cần tiếp xúc trực tiếp với người nghi nhiễm

  • Trước khi vào phòng cách ly:
    + Mặc quần áo bảo hộ có mũ (hoặc thay bằng áo mưa giấy)
    + Đi ủng bảo hộ (hoặc thay bằng túi nilon buộc chun cổ chân)
    + Đeo khẩu trang N95 khít mặt (hoặc thay bằng khẩu trang y tế và tấm che mặt). Đem theo 1 khẩu trang dự phòng, cất trong túi dễ lấy khi cần
    + Đeo kính bảo hộ và/hoặc tấm nhựa che mặt (hoặc bất kỳ loại kính nào)
    + Đeo găng tay y tế

 

  • Khi vào phòng cách ly:

+ Động viên người được cách ly để họ ổn định tinh thần, không lo lắng, không cảm thấy bị bỏ rơi hoặc có lỗi.
+ Hỏi tình trạng sức khỏe, thu thập thông tin nhiệt độ và tình trạng chung (hỗ trợ đo nhiệt độ nếu cần), các vấn đề sinh hoạt (ăn uống, cảm giác ngon miệng, số lần đi tiểu, số lần đi đại tiện) (sau khi ra ngoài cần ghi lại vào sổ theo dõi – theo mẫu).
+ Động viên (kiểm tra) uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đảm bảo người cách ly uống đủ nước, giữ ấm cơ thể.
+ Nếu người cách ly có nhiều đờm mà không khạc được thì khum tay vỗ mạnh vào lưng để kích thích long đờm.
+ Luôn ý thức và tự nhắc nhở không chạm lên mặt, lên người mình kể cả khi ngứa. Nếu khẩu trang bị ướt hay bẩn do chất nôn/ho của người cách ly thì phải thay ngay.
+ Lau sàn nhà, vật dụng hàng ngày… bằng xà phòng. Lau các khu nguy cơ cao bằng nước Javen. Với các vật dụng bằng da, kim loại thì lau bằng cồn 60-70% 2 lần/ngày.

+ Bỏ rác thải của người cách ly (khẩu trang, giấy lau chùi…) ít nhất 1-2 lần/ngày. Rác thải cần bỏ vào túi nilon, rót dung dịch Chlorin hoặc Chloramin B pha theo hướng dẫn ở bao bì vào để tiệt khuẩn trước khi bỏ.

 

  • Khi ra khỏi phòng cách ly

+ Để nguyên găng tay, rửa tay bằng nước rửa tay khô.

+ Cởi bỏ quần áo bảo hộ, ủng bảo hộ.
+ Cởi bỏ kính bảo hộ và khẩu trang.

+ Bỏ chất thải, đồ bảo hộ vào túi đựng chất thải, buộc lại và bỏ vào 1 túi khác, buộc lại rồi mới vứt đi. Tuyệt đối tránh tiếp xúc trực tiếp với chất thải.
+ Tiệt khuẩn các đồ dùng mang ra khỏi phòng cách ly.

+ Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch ít nhất 20 giây và lau tay bằng giấy.

 

  • Hoạt động chung

+ Giặt quần áo người cách ly riêng với xà phòng và nước nóng (60-90oC). Tránh tiếp xúc trực tiếp với quần áo người bệnh (đeo găng tay khi giặt).

+ Dụng cụ ăn uống: khử khuẩn bằng nước Javen 0.5% rồi rửa lại bằng nước sạch và xà phòng

+ Thường xuyên liên hệ với bác sĩ để báo cáo tình hình và xin tư vấn.

+ Giám sát tình hình sức khỏe của tất cả mọi người trong nhà xem có triệu chứng nghi bệnh không. Nếu không có triệu chứng hoàn thành cách ly theo quy định y tế địa phương. 

​​​​​​​+ Mạnh mẽ và kiên định khi bị người xung quanh xa lánh vì sợ lây. Đó là cảm xúc bình thường của con người.

+ Nấu đồ ăn dinh dưỡng, dễ nuốt, dễ tiêu hóa cho người cách ly và cả gia đình.

+ Không ra khỏi nhà trong thời gian cách ly.

 

3.4. Nếu người nhà xuất hiện triệu chứng nghi mắc COVID

  • Thông báo cơ quan y tế và làm theo hướng dẫn.
  • Nếu phải đến cơ sở y tế khám, không đi bằng các phương tiện giao thông công cộng. Nếu đi bằng ô tô, mở cửa sổ cho thoáng.
  • Luôn đeo khẩu trang, ho/hắt hơi vào giấy, rửa tay thường xuyên hoặc sau ho/hắt hơi.
  • Giữ khoảng cách tối thiểu 2m với người xung quanh.

​​​​​​​

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top