CHỈ ĐỊNH
Nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm gram âm và gram dương, kể cả Pseudomonas sp.
Nhiễm trùng đường hô hấp, đường tiết niệu, ổ bụng và nhiễm trùng phụ khoa, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng xương và khớp, và nhiễm trùng da và cấu trúc da.
Amikacin được chỉ định điều trị trong thời gian ngắn những nhiễm khuẩn nặng do những chủng nhạy cảm gồm: Pseudomonas sp., Escherichia coli, Proteus sp., Klebsiella sp., Enterobacter sp., Serratia sp., Acinetobacter sp., Citrobacter freundii.
Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy Amikacin có tác dụng tốt trong nhiễm khuẩn huyết (cả nhiễm khuẩn huyết ở trẻ sơ sinh), những nhiễm khuẩn nặng ở đường hô hấp, xương và khớp, hệ thần kinh trung ương (bao gồm viêm màng não), da và mô mềm, nhiễm khuẩn trong ổ bụng (bao gồm viêm phúc mạc), nhiễm khuẩn do bỏng và nhiễm trùng hậu phẫu.
Các nghiên cứu lân sàng cũng cho thấy Amikacin cũng có tác dụng tốt trong những biến chứng nặng và nhiễm khuẩn đường niệu tái đi tái lại do những vi khuẩn kể trên.
Nên phối hợp với kháng sinh thuộc họ bêta-lactam để có tác dụng tối ưu.
LIỀU LƯỢNG - CÁCH DÙNG
Tiêm bắp: Người lớn, trẻ lớn và trẻ nhỏ với chức năng thận bình thường: 15 mg/kg thể trọng/ngày chia ra nhiều lần cách quảng 8 - 12 giờ. Tổng liều hàng ngày cho người lớn không nên vượt quá 1,5 g.
Tiêm tĩnh mạch: Liều dùng tương tự liều tiêm bắp. Ðể tiêm tĩnh mạch, dung dịch nên được tiêm chậm trong 2 - 3 phút. Nếu truyền tĩnh mạch, dung dịch nên được truyền trong 30 -60 phút ở người lớn và 1 - 2 giờ ở trẻ em.
TÁC DỤNG
Vi khuẩn Gram (-): những vi khuẩn sau nhạy cảm in vitro với amikacin: Pseudomonas sp., Escherichia coli, Proteus sp. (indole dương và âm tính), Providencia sp., Klebsiella sp., Enterobacter sp., Serratia sp., Acinetobacter sp., Citrobacter freundii. Những dòng vi khuẩn trên dù đề kháng với các aminoglycoside như gentamycin, tobramycin, kanamycin, nhưng in vitro chúng nhạy với amikacin.
Vi khuẩn Gram (+): Tụ cầu sinh và không sinh penicillinase bao gồm cả những dòng kháng methicillin in vitro đều nhạy với amikacin. Các vi khuẩn gram (+) khác ít nhạy với nhóm aminoglycoside gồm: liên cầu, phế cầu, các enterococci.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh nhân quá mẫn với amikacin.
DƯỢC LỰC
Amikacin là kháng sinh nhóm aminoglycosid.
DƯỢC ĐỘNG HỌC
Hấp thu: Amikacin được hấp thu nhanh, nồng độ đỉnh đạt được sau 30 phút đến 1 giờ.
Phân bố: Amikacin thâm nhập tốt vào xương, tim, đường niệu, mô phổi, đường mật, phế quản, mủ, các khoảng gian bào, khoang màng phổi và bao hoạt dịch. Thuốc xuyên thấm kém vào dịch não tủy nhưng tăng lên đáng kể khi màng não bị viêm.
Bài tiết: Chủ yếu qua đường lọc cầu thận. Vì thế khi dùng cho bệnh nhân suy thận, cần theo dõi hết sức cẩn thận.
TƯƠNG TÁC THUỐC
Amikacin có thể gây tổn thương tiền đình.
Nên theo dõi định kỳ chức năng gan.
Liều nên được giảm ở bệnh nhân suy thận.
TÁC DỤNG PHỤ
Ðộc tính trên thần kinh và trên tai xảy ra khi dùng thuốc liều cao với thời gian kéo dài có thể gây điếc, mất thăng bằng.
Ðộc tính thần kinh-nghẽn thần kinh cơ: liệt cơ cấp và khó thở có thể xảy ra.
Ðộc tính trên thận: tăng creatinine huyết thanh, albumine máu, azot máu tăng. Nước tiểu có hồng cầu, bạch cầu, trụ và thiểu niệu. Các thay đổi chức năng thận thường có thể phục hồi khi ngưng thuốc.
Các tác dụng ngoại ý khác: Hiếm khi xảy ra, bao gồm: nỗi mẩn da, sốt do thuốc, nhức đầu, dị cảm, rung cơ, buồn nôn và nôn, giảm bạch cầu ái toan, đau khớp, thiếu máu và hạ áp.
Ðộc trên tai, độc trên thận.
CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG
Amikacin có thể gây tổn thương tiền đình.
Nên theo dõi định kỳ chức năng gan.
Liều nên được giảm ở bệnh nhân suy thận.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh