Anaropin

Nhóm thuốc: 

Thuốc gây tê, mê

Dạng bào chế:

Dung dịch tiêm nội tủy mạc

Thành phần:

Ropivacain HCl (dưới dạng Ropivacain HCl monohydrat) 5mg/ml

Công dụng

Gây tê phẫu thuật

  • Gây tê ngoài màng cứng trong phẫu thuật, bao gồm cả mổ đẻ.
  • Gây tê nội tủy mạc (dưới màng nhện).
  • Phong bế thần kinh lớn.
  • Phong bế thần kinh ngoại biên và gây tê vùng có chọn lọc.

Giảm đau cấp

Truyền liên tục ngoài màng cứng hoặc tiêm liều cao gián đoạn để giảm đau sau phẫu thuật hoặc giảm đau khi sinh.

Phong bế thần kinh ngoại biên và gây tê vùng có chọn lọc.

Phong bế thần kinh ngoại biên liên tục bằng cách truyền hoặc tiêm gián đoạn, ví dụ: kiểm soát đau sau phẫu thuật.

Giảm đau cấp ở trẻ em (trong và sau phẫu thuật)

Phong bế ngoài màng cứng vùng thắt lưng cùng ở trẻ sơ sinh, trẻ nhũ nhi và trẻ < 12 tuổi.

 Truyền liên tục ngoài màng cứng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhũ nhi và trẻ <12 tuổi.

Liều lượng - Cách dùng

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi

Đây là thuốc dùng đường tiêm truyền.

Cần hết sức thận trọng khi sử dụng để tránh tiêm nhằm vào mạch máu. Nên cần thận với tất cả các mức liều trước và trong quá trình tiêm. Tiêm chậm (tốc độ 25-50 mg/phút) toàn bộ số thuốc hoặc chia thành các liều nhỏ hơn và duy trì liên tục cho bệnh nhân. Khi tiêm liều cao ngoài màng cứng, nên thử trước với liều 3-5 ml Lidocaine (Lignocaine) + Adrenaline (Epinephrine) [(Xylocaine 2% với Adrenaline (Epinephrine)] 1:200.000. Việc tiêm nhầm vào mạch máu có thể gây tăng nhịp tim trong một thời gian ngắn, tiêm nhằm nội tủy mạc có thể gây ra các dấu hiệu phong bế tủy sống. Nếu xuất hiện các triệu chứng nhiễm độc, cần ngừng tiêm ngay lập tức.

Liều đơn 250 mg Ropivacain đã được sử dụng và dung nạp tốt khi dùng phong bế ngoài màng cứng trong phẫu thuật.

Trẻ em dưới 12 tuổi

Cần hết sức thận trọng khi sử dụng để tránh tiêm nhằm vào mạch máu. Nên hút bơm tiêm cẩn thận trước và trong quá trình tiêm. Cần giám sát kỹ chức năng sống của bệnh nhân trong suốt quá trình tiêm.

Khi xuất hiện các dấu hiệu nhiễm độc cần ngừng tiêm ngay. Khi sử dụng liều đã được tính toán, việc chia liều cần được tính dựa trên tổng liều. Tiêm Ropivacain 2 mg/ml một lần ngoài màng cứng vùng cùng cụt có thể đạt được hiệu quả giảm đau hậu phẫu dưới T12 ở đa số bệnh nhân khi liều 2 mg/kg được sử dụng với thể tích 1 ml/kg. Thể tích tiêm ngoài màng cứng vùng cùng cụt có thể được điều chỉnh để tránh lan rộng phong bế thần kinh cảm giác. Mức liều lên tới 3 mg/kg của Ropivacain với nồng độ 3 mg/ml đã được sử dụng an toàn ở trẻ em trên 4 tuổi.

Liều dùng thuốc 

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi

Giảm đau cấp 

– Tiêm ngoài màng cứng vùng thắt lưng:

+ Liều cao

Thể tích: từ 10 đến 20 ml.

Liều dùng: từ 20 đến 40 mg.

Thời gian khởi phát: từ 10 đến 15 phút.

Thời gian tê: từ 0,5 đến 1,5 giờ.

+ Tiêm từng đợt, ví dụ: Trong khi đẻ:

Thể tích: từ 10 đến 15 ml với khoảng cách giữa 2 lần tiêm ít nhất là 30 phút.

Liều dùng: từ 20 đến 30 mg.

+ Truyền liên tục, ví dụ: Giảm đau hậu phẫu:

Thể tích: từ 6 đến 14 ml.

Liều dùng: từ 12 đến 28 mg.

– Tiêm ngoài màng cứng vùng ngực:

+ Truyền liên tục, ví dụ: Giảm đau hậu phẫu:

Thể tích: từ 6 đến 14 ml/ giờ.

Liều dùng: từ 12 đến 28 mg/ giờ.

+ Phong bế thần kinh ngoại biên và gây tê có chọn lọc:

Thể tích: từ 1 đến 100 ml.

Liều dùng: từ 2 đến 200 mg.

Thời gian khởi phát: từ 1 đến 5 phút.

Thời gian tê: từ 2 đến 6 giờ.

– Phong bế thần kinh ngoại biên (đùi hoặc cơ thang): Truyền liên tục hoặc tiêm từng đợt:

Thể tích: từ 5 đến 10 ml/ giờ.

Liều dùng: từ 10 đến 20 mg/ giờ.

Trẻ em dưới 12 tuổi

Điều trị đau cấp (trong và sau phẫu thuật)

– Phong bế ngoài màng cứng vùng 2 thắt lưng cùng

+ Đơn liều ở trẻ từ 0 – 12 tuổi.

Thể tích: 1 ml/kg.

Liều sử dụng: 2 mg/kg.

Truyền ngoài màng cứng liên tục

– Ở trẻ có trọng lượng cơ thể < 25 kg

+ Từ 0 đến 6 tháng: Liều caoa  truyền đến 72 giờ

Thể tích: 1 ml/kg.

Liều sử dụng: 2 mg/kg.

– Từ 6 đến 12 tháng:

+Liều cao 

Thể tích: 0,5 – 1 ml/kg.

Liều sử dụng: 1 – 2 mg/kg.

+ Truyền đến 72 giờ:

Thể tích: 0,1 ml/kg/giờ.

Liều sử dụng: 0,2 mg/kg/giờ.

– Từ 1 đến 12 tuổi:

+ Liều cao

Thể tích: 1 ml/kg.

Liều sử dụng: 2 mg/kg.

+ Truyền đến 72 giờ:

Thể tích: 0,2 ml/kg/giờ.

Liều sử dụng: 0,4 mg/kg/giờ.

Chống chỉ định:

  • Quá mẫn với hoạt chất hay bất kỳ tá dược nào của thuốc.
  • Quá mẫn với các chất gây tê tại chỗ nhóm Amide.

Tác dụng phụ:

Rối loạn tim
Rất thường gặp: Hạ huyết áp
Thường gặp: Chậm nhịp tim*, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp.
Ít gặp: Ngất
Rối loạn hệ thần kinh
Thường gặp: Dị cảm, chóng mặt, đau đầu
Ít gặp hơn: Bồn chồn, các triệu chứng của nhiễm độc thần kinh trung ương (co giật, động kinh cơn lớn, cơn tai biến ngập máu, xây xẩm, mất cảm giác quanh miệng, tê lưỡi, tăng thính lực, ù tai, rối loạn thị giác, loạn ngôn, giật cơ, rùng mình), giảm xúc giác
Rối loạn hệ hô hấp, ngực và trung thất
Ít gặp hơn: Khó thở*.
Rối loạn tiêu hóa
Rất thường gặp: Buồn nôn.
Thường gặp: Nôn mửa.
Rối loạn thận và tiết niệu
Thường gặp: Bí tiểu
Các rối loạn toàn thân và tại chỗ tiêm
Thường gặp: Tăng nhiệt độ, rét run, đau lưng.

 

Lưu ý
 Các phản ứng phụ này thường gặp hơn sau gây tê tủy sống.
Các phản ứng phụ này thường xuất hiện do tiêm nhầm vào mạch máu, quá liều hoặc hấp thu nhanh.
 Hạ huyết áp ít gặp ở trẻ em (> 1/100).
Nôn mửa rất hay gặp ở trẻ em (> 1/10).

return to top