Hồng sâm là gì? Ai không nên dùng hồng sâm

Nội dung

1. Hồng sâm là gì?

Trong Y học cổ truyền, nhân sâm được coi là đầu vị của thuốc bổ khí và đứng đầu trong 4 vị thuốc quý của Đông y: sâm, nhung, quế, phụ. Trên thị trường hiện nay, nhân sâm có mặt trong nhiều loại sản phẩm, trong đó có sự góp mặt của Hồng sâm.

 

Những tác dụng của hồng sâm đối với sức khỏe

Các thành phần hoạt động chính là Ginsenosides, một nhóm saponin steroid có tác dụng:

  • Cải thiện suy giảm chức năng tình dục trong thời kỳ phụ nữ mãn kinh
  • Tăng cường sinh lý, cải thiện tình trạng rối loạn cương dương ở nam giới.
  • Giúp cải thiện trí nhớ và sức khỏe tim mạch.
  • Chống oxy hóa và cải thiện sự lưu thông máu.
  • Tăng cường miễn dịch, giảm mệt mỏi, hỗ trợ người bệnh ung thư trong quá trình điều trị do thành phần Saponin của nhân sâm đã được chứng minh ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.

Qua nghiên cứu, người ta cho rằng so với nhân sâm, hồng sâm chứa một số hoạt chất có hoạt tính mạnh hơn như tác dụng chống oxy hóa, khả năng ức chế tế bào ung thư và lưu thông máu. Đặc biệt trong số các ginsenoside, Ginsenoside Rg3, Rg5 và Rh2 được tìm thấy là các hợp chất chống ung thư tích cực và chúng ngăn ngừa ung thư theo đơn lẻ hoặc hiệp đồng.

Hồng sâm được biết đến là một sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vì vậy, chúng ta có thể dùng hồng sâm mỗi ngày. Điều quan trọng cần xem xét đó là thời gian và liều sử dụng. Nghiên cứu hiện tại xác nhận việc tiêu thụ 2 g hồng sâm mỗi ngày trong 24 tuần ở người lớn khỏe mạnh là an toàn. Tuy nhiên, trung tâm Y tế NYU Langone, cho rằng liều thông thường đối với nhân sâm đỏ Hàn Quốc là 200 mg mỗi ngày chiết xuất có chứa 4% đến 7% ginsenosides. Như vậy, liều lượng sử dụng hồng sâm tùy thuộc khuyến cáo của mỗi thương hiệu sản phẩm và dạng sử dụng như dạng lỏng, bột hoặc viên nang. Việc sử dụng hồng sâm trong thời gian ngắn cũng được xem là an toàn.

 

2. Những ai không nên uống hồng sâm?

Không dùng hồng sâm cho phụ nữ đang mang thai vì một trong những chất hóa học của nó có thể gây dị tật bẩm sinh (theo MedlinePlus).
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng hồng sâm nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào hoặc đang bệnh tiểu đường chưa ổn định, các vấn đề về đông máu, các tình trạng nhạy cảm với hormone như ung thư vú và lạc nội mạc tử cung hoặc bệnh lý tự miễn…

 

2.1. Người bệnh bị thương phong cảm mạo phát sốt 

Khi đã bị bệnh cảm mạo thì đều có các biểu hiện ngoại cảm. Phương pháp trị liệu sẽ là sơ phong, tán hàn hoặc là thanh nhiệt giải biểu để có thể loại bỏ ngoại tà. Bên cạnh đó hồng sâm giúp bổ khí nên có thể sẽ làm cho ngoại tà bị lưu trệ ở trong cơ thể lâu hơn và không thể phát tiết ra bên ngoài được, làm ảnh hưởng tới các hiệu quả trị liệu dẫn đến kéo dài bệnh tình. Chính vì vậy những người đang uống hồng sâm, nhân sâm, nếu bị bệnh cảm mạo nên dừng lại một thời gian.

2.2. Những người bị mắc các bệnh lý gan mật cấp tính

Các bệnh lý như viêm gan, bệnh viêm túi mật, bị sỏi mật xuất hiện sốt, bị đau hạ sườn phải, đau bụng, hay vàng da đều có nguyên nhân là do gan mật bị thấp nhiệt sẽ làm khí không lưu thông được và không thoát ra được. Nếu như còn uống thêm hồng sâm hay nhân sâm lại trợ giúp thấp sinh nhiệt sẽ làm cho khí bị trệ uất kết dẫn đến chứng bệnh sẽ càng nặng thêm.

2.3. Người bị viêm loét dạ dày cấp tính hay xung huyết

Bị viêm loét dạ dày, tiết dịch ra quá nhiều mà đông y thường gọi là khí trệ, vị hỏa gây ra đau, huyết nhiệt chạy lung tung sẽ sinh ra xuất huyết. Điều trị sẽ phải lý khí hòa vị, lương huyết, và chỉ huyết. Tuy nhiên hồng sâm giúp bổ khí càng làm cho khí thịnh lên, huyết sẽ càng hưng vượng sẽ rất khó để làm giảm xuất huyết và trị hết đau.

2.4. Những người bị bệnh giãn phế quản, lao phổi và ho ra máu

Những người gặp phải các bệnh này sẽ thường bị ho có đờm lẫn máu, sốt nhẹ, tình trạng này được đông y gọi là bị âm hư hỏa vượng hay phế âm suy nhược. Cần phải điều trị bằng cách tư âm giáng hỏa và lương huyết chỉ huyết. Trong khi đó nhân sâm sẽ làm thương âm, động hỏa, sẽ càng làm tình trạng xuất huyết nặng thêm, vì vậy những người bị bệnh giãn phế quản, lao phổi và ho ra máu không được dùng nhân sâm.

2.5. Những ai không nên uống hồng sâm – Người bị bệnh cao huyết áp

Đông y gọi tình trạng cao huyết áp là can dương vượng, là can hỏa bốc lên gây ra váng đầu, tai ù, mắt đỏ, buồn nôn hay là nôn. Trị liệu thì cần phải bình can, tiềm dương và thanh tiết can hỏa. Hồng sâm có được 2 tác dụng rất tốt đối với huyết áp, là với liều lượng nhỏ (liều lượng thấp) thì sẽ giúp làm tăng huyết áp. Và với liều lượng lớn (liều cao) thì sẽ có công dụng làm hạ huyết áp. Tuy nhiên trên thực tế lâm sàng thì hồng sâm có thể sẽ làm nặng thêm các chứng can dương vượng và can hỏa bốc. Hơn nữa khi sử dụng sẽ khó điều chỉnh liều lượng nên sẽ khiến người bị bệnh tăng huyết áp không thể kiểm soát được. Do đó nếu bạn muốn dùng cần tham khảo ý kiến của các thầy thuốc.

2.6. Người bị di tinh hay xuất tinh sớm

Di tinh hay xuất tinh sớm phần lớn là do gan thận tương hỏa vượng thịnh và âm hư nhiều, thủy không dưỡng hỏa. Hồng sâm lại có các tác dụng giúp thúc đẩy kích dục tố. Mà những người đang bị di tinh hay bị xuất tinh sớm thường sẽ rất nhạy cảm và dễ bị kích thích về tình dục. Do đó sử dụng hồng sâm sẽ chỉ làm nặng thêm các tình trạng này.

 

return to top