Azipowder

Thành phần:

Azithromycin

Công dụng:

Dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với thuốc như:

-  Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới như viêm phổi, viêm phế quản cấp do Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis hay Streptococcus pneumoniae.

-  Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như nhiễm trùng tai, mũi, họng như viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa.

-  Nhiễm trùng da, mô mềm: nhọt, bệnh mủ da, chốc lở do Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes, Streptococcus agalactiae...

-  Bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục ở cả nam và nữ, chưa biến chứng (trừ lậu cầu) do Chlamydia trachomatis hoặc Neisseria gonorrhoeae  không đa kháng.

Chỉ nên dùng cho những bệnh nhân dị ứng với penicilin để giảm nguy cơ kháng thuốc.

Liều lượng - Cách dùng

Người lớn:

-  Nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới, nhiễm trùng da và mô mề:  -  Liều khởi đầu: ngày đầu tiên uống một liều duy nhất 500 mg, và 4 ngày tiếp theo, dùng liều duy nhất  250 mg/ ngày.    

-  Bệnh lây truyền qua đường sinh dục do nhiễm Chlamydia trachomatis, Haemophyllus duccreyi hoặc Neisseria gonorrhoeae: liều duy nhất 1 gam.

-  Người già, bệnh nhân suy thận hoặc suy gan nhẹ  không cần chỉnh liều.

Trẻ em dưới 12 tuổi:

- Liều duy nhất mỗi ngày: 10 mg/kg/ngày trong 3 ngày

- Hoặc ngày đầu  tiên 10 mg/kg/ lần/ngày, 4 ngày tiếp theo 5 mg/ kg /lần/ ngày.

- Chưa có thông tin về hiệu quả và tính an toàn của Azithromycin sử dụng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Do đó, không nên dùng thuốc cho trẻ em ở nhóm tuổi này.

CÁCH DÙNG                  

Hoà tan bột thuốc với một ít nước ấm, khuấy đều rồi uống. Uống khi bụng đói,  1 giờ trước bữa ăn hoặc ít nhất 2 giờ sau khi ăn.

Chống chỉ định:

Quá mẫn với nhóm macrolide. Không dùng với ergotamine & bromocriptine.

Tương tác thuốc:

- Thức ăn làm giảm sinh khả dụng của thuốc tới 50%.

- Dẫn chất nấm cựa gà: không sử dụng đồng thời Azithromycin với các dẫn chất nấm cựa gà do nguy cơ ngộ độc nấm cựa gà.

- Thuốc kháng acid: chỉ dùng ít nhất 1 giờ trước hoặc ít nhất 2 giờ sau khi uống thuốc kháng acid.

- Digoxin,cyclosporin: do Azithromycin ảnh hưởng đến chuyển hoá digoxin, cyclosporin, cần theo dõi và điều chỉnh liều (nếu cần) khi dùng đồng thời các thuốc trên.

- Thuốc chống đông loại coumarin: có thể sử dụng đồng thời warfarin và Azithromycin nhưng vẫn phải theo dõi thời gian chống đông máu của người bệnh.

- Rifabutin: giảm bạch cầu trung tính khi dùng phối hợp với Azithromycin.

- Theophylin: chưa thấy ảnh hưởng dược động học khi dùng phối hợp Azithromycin & theophylin, nhưng vẫn phải theo dõi nồng độ của theophylin khi dùng 2 thuốc này cho người bệnh.

- Carbamazepin, cimetidin, methylprednisolon: Azithromycin ít ảnh hưởng đến dược động học của carbamazepin, cimetidin, methylprednisolon.

Tác dụng phụ:

- Thuốc được dung nạp tốt. Hầu hết tác dụng phụ ở thể vừa và nhẹ, có thể hồi phục khi ngưng điều trị.

- Hay gặp nhất là rối loạn tiêu hoá (khoảng 10%) với các triệu chứng: khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, co cứng cơ bụng, nôn, nhưng thường nhẹ, ít xảy ra hơn so với dùng erythromycin.

- Giảm thính lực có phục hồi ở một số bệnh nhân dùng thuốc kéo dài với liều cao.

- Hiếm gặp các trường hợp về rối loạn vị giác, viêm thận, viêm âm đạo...; các tác dụng phụ của macrolid trên thần kinh như nhức đầu, buồn ngủ, choáng váng, hoa mắt, mệt mỏi...; trên da như nổi mẫn, phù nề, nhạy cảm ánh sáng, phù mạch ngoại vi....

- Giảm nhẹ nhất thời số lượng bạch cầu trung tính, thoáng qua trong các thử nghiệm lâm sàng nhưng chưa xác định rõ mối liên quan với việc dùng thuốc.

- Tăng có phục hồi transaminase gan. Một số trường hợp bất thường về gan như viêm gan, vàng da ứ mật đã được báo cáo.

Chú ý đề phòng:

- Cần chỉnh liều thích hợp cho bệnh nhân suy gan, suy thận (ClCr <40 ml/phút).

- Nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn không nhạy cảm và viêm đại tràng màng giả khi sử dụng các kháng sinh phổ rộng như Azithromycin.

- Thận trọng vì Azithromycin có khả năng gây dị ứng như phù thần kinh mạch và phản vệ dù rất hiếm.

return to top