Thành phần của ‘Bisoloc Plus 5/6.25’
- Dược chất chính: Bisoprolol fumarate 5 mg, Hydrochlorothiazide 6,25 mg
- Loại thuốc: Thuốc tim mạch
- Dạng thuốc, hàm lượng: Viên nén bao phim, 5mg/6,25mg
Công dụng của ‘Bisoloc Plus 5/6.25’
Bisoloc Plus 5/6.25 được chỉ định trong điều trị tăng huyết áp.
Liều dùng của ‘Bisoloc Plus 5/6.25’
Cách dùng
Bisoprolol fumarat được dùng theo đường uống. Sự hấp thu thuốc qua đường tiêu hoá không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.
Liều dùng
- Liều dùng phải thích ứng với từng bệnh nhân. Nên dùng buổi sáng, có thể uống cùng với thức ăn. Nên uống nguyên viên với nước, không được nhai.
- Người lớn: liều khởi đầu hiệu quả là 1 viên 2,5 mg/ 6,25 mg ngày 1 lần. Nếu không đủ hiệu quả, có thể tăng lên 1 viên 5 mg/ 6,25 mg ngày 1 lần hoặc lên liều cao hơn nữa tùy theo đáp ứng của bệnh nhân.
- Bệnh nhân suy thận hoặc suy gan: không cần điều chỉnh liều cho bệnh nhân có rối loạn chức năng gan hoặc thận nhẹ hay trung bình.
- Bệnh nhân lớn tuổi: không nhất thiết phải điều chỉnh liều theo tuổi, trừ khi có rối loạn rõ rệt chức năng thận hoặc gan.
- Trẻ em: chưa có kinh nghiệm dùng BISOLOC Plus cho trẻ em.
Quá liều và xử trí
- Dữ liệu về quá liều khi dùng BISOLOC Plus còn hạn chế. Tuy nhiên, một số trường hợp quá liều bisoprolol đã được báo cáo. Các triệu chứng thường gặp nhất khi dùng quá liều các thuốc chẹn ß là chậm nhịp tim, tụt huyết áp, co thắt phế quản, suy tim cấp và hạ đường huyết. Nhìn chung, khi xảy ra quá liều, nên ngưng dùng bisoprolol và bệnh nhân nên được điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng, không có thuốc giải độc đặc hiệu. Các dữ liệu hạn chế cho thấy bisoprolol khó thẩm phân được.
- Nhịp tim chậm: tiêm tĩnh mạch atropine.
- Hạ huyết áp: dùng isoproterenol hoặc một thuốc chủ vận alpha- adrenergic. Trong trường hợp không đáp ứng có thể dùng norepinephrine 4 mg/L tiêm truyền tĩnh mạch chậm hay dopamine với liều ban đầu 5 mcg/kg/phút.
- Blốc tim (độ 2 hoặc 3): theo dõi cẩn thận, tiêm truyền isoproterenol hoặc máy tạo nhịp tim.
- Suy tim sung huyết: dùng digitalis, thuốc lợi tiểu, thuốc làm tăng lực co cơ, thuốc giãn mạch.
- Co thắt phế quản: dùng một thuốc giãn phế quản như isoproterenol và/ hoặc aminophylin.
- Hạ glucose huyết: tiêm tĩnh mạch glucose.
- Chống kiềm hoá máu: dùng amoni chloride trừ khi người mắc bệnh gan.
- Bù lại nhanh chóng lượng nước và điện giải đã mất.
Làm gì khi dùng quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu quên không dùng thuốc đúng giờ, không nên dùng liều bù vào lúc muộn trong ngày, nên tiếp tục dùng liều bình thường vào ngày hôm sau trong liệu trình.
Tác dụng phụ của ‘Bisoloc Plus 5/6.25’
Lạnh chi, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón, mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, giảm kali huyết, tăng acid uric huyết, tăng glucose máu, tăng lipid máu (liều cao)
Lưu ý của ‘Bisoloc Plus 5/6.25’
Chống chỉ định
Suy tim không kiểm soát được bằng thuốc; nhịp tim < 50 nhịp/phút; huyết áp thấp; hen phế quản nặng, COPD mãn tính nặng; tắc nghẽn động mạch ngoại vi giai đoạn muộn, hội chứng Raynaud; u tuyến thượng thận chưa điều trị; cơn đau thắt ngực Prinzmetal; suy gan/thận nặng; mẫn cảm với thành phần thuốc.
Thận trọng khi sử dụng
- BISOLOC Plus nên được dùng cẩn trọng với các bệnh nhân: bị bệnh tim, bị bệnh động mạch (đặc biệt là hội chứng Raynaud), có tiền sử bệnh hen phế quản, bị bệnh đái tháo đường, rối loạn tuyến giáp, bệnh thống phong, bệnh vảy nến, suy giảm chức năng gan và thận, đang điều trị các chứng dị ứng, bệnh nhân được gây mê hay tiến hành đại phẫu, bệnh nhân cắt bỏ thần kinh giao cảm.
- Tất cả bệnh nhân nên được theo dõi các dấu hiệu của rối loạn nước điện giải và cần thực hiện theo định kì xét nghiệm điện giải đồ.
- Lái xe và vận hành máy móc: BISOLOC Plus có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc vì gây nguy cơ hạ huyết áp và chóng mặt.
Tương tác thuốc
Thuốc chẹn beta khác. Thuốc chẹn calci. Clonidine. Thuốc chống loạn nhịp tim nhóm I-III. Thuốc kích thích giao cảm/phó giao cảm. Thuốc điều trị đái tháo đường. Thuốc gây mê. Digitalis glycoside. Thuốc chống trầm cảm 3 vòng, barbiturate, phenothiazine, thuốc điều trị cao huyết áp khác. Mefloquine. Rifampicin. Corticosreroid, ACTH. Amin tăng huyết áp. Thuốc giãn cơ. Lithium. NSAID. Quinidine. Thuốc chống đông, thuốc chữa gout. Thuốc gây mê, glycoside, vit D. Cholestyramin, colestipol.