Có những loại trầm cảm nào?

Nội dung

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một rối loạn tâm trạng ảnh hưởng đến hơn 16 triệu người Mỹ, trong đó người trưởng thành chiếm 7% và tái diễn hàng năm.

Trầm cảm là một bệnh, không chỉ bao gồm cảm giác thất vọng, chán nản mà còn đặc trưng bởi những cảm xúc nỗi buồn, tuyệt vọng và cảm thấy bất ổn dai dẳng. Tâm trạng thất thường là một điều hết sức bình thường. Các sự việc gây buồn và căng thẳng xảy ra trong cuộc sống của mọi người, và đáp ứng lại bằng những cảm xúc là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, cảm thấy đau khổ tuyệt vọng và không còn hy vọng lại là không bình thường. Đó là  dấu hiệu của trầm cảm - một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng.

Mỗi người đều trải qua tình trạng rối loạn tâm trạng theo những cách khác nhau nên cũng có những loại trầm cảm khác nhau. Xác định loại trầm cảm giúp định hướng điều trị  được đúng đắn hơn. Thông thường  có hai loại trầm cảm phổ biến nhất là rối loạn trầm cảm ưu thế (MDD) và rối loạn trầm cảm dai dẳng (PDD).

 

Rối loạn trầm cảm ưu thế (MDD)

Những người bị chứng trầm cảm trải qua một trạng thái gần như liên tục của nỗi buồn, trống rỗng, và tuyệt vọng, với thời gian kéo dài ít nhất là hai tuần. MDD là một căn bệnh suy nhược có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Khi bị MDD, bạn sẽ không có hứng thú với những hoạt động mà  bạn từng thấy vui vẻ và gặp khó khăn trong việc:

  • Ăn
  • Ngủ
  • Làm việc
  • Giao tiếp với mọi người

Nhiều người sử dụng từ "trầm cảm" để mô tả rối loạn tâm trạng này. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế thích sử dụng thuật ngữ "rối loạn trầm cảm ưu thế" hoặc "trầm cảm nặng". Cả hai thuật ngữ này mô tả một vấn đề y tế cụ thể hơn là một nhóm các hành vi không đáp ứng các tiêu chuẩn cho chẩn đoán MDD. Khi người ta đề cập đến "trầm cảm lâm sàng", họ thường đề cập đến MDD.

Sau đây là các phân typ khác nhau của MDD:

Rối loạn trầm cảm ưu thế với các đặc điểm không điển hình

Những người bị MDD đều chán nản, nhưng những người có MDD với các đặc điểm không điển hình là phản ứng tâm trạng. Đó  là những trải nghiệm những đỉnh điểm cao về cảm xúc tạm thời đối với cả tin tốt và tin xấu. Một số chuyên gia về sức khoẻ tâm thần cho rằng loại trầm cảm này có thể là một dạng nhẹ của rối loạn lưỡng cực gọi là "cyclothymia". Triệu chứng không điển hình thường xuất hiện lần đầu tiên trong những năm tuổi vị thành niên, và nó có thể tiếp tục vào cuộc đời người trưởng thành.

Những người bị trầm cảm không điển hình cũng có thể xuất hiện:

  • Tăng cân đáng kể
  • Tăng thèm ăn
  • Ngủ quá nhiều
  • Tê liệt, hoặc cảm giác nặng ở cánh tay hoặc chân
  • Nhạy cảm với sự  từ chối

Rối loạn trầm cảm ưu thế sau sinh

Tình trạng này đã từng được gọi là trầm cảm sau sinh. Dạng MDD này được chẩn đoán nếu MDD xảy ra trong thời gian mang thai hoặc trong vòng bốn tuần sau khi sinh em bé.

Người ta ước tính rằng từ 3 đến 6 % phụ nữ sẽ trải qua loại MDD này trong thời kỳ mang thai hoặc sau khi sinh. Nghiên cứu mới cho thấy khoảng 50% những đợt bệnh sẽ bắt đầu trước khi sinh. Nguyên nhân của vấn đề này chưa được biết, nhưng các chuyên gia y tế đã thay đổi tên từ trầm cảm sau sinh sang trầm cảm trong thời kì mang thai vì thống kê này. Phụ nữ bị rối loạn này thường có:

  • Lo âu
  • Hoảng loạn
  • Biếng ăn
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Bất xứng
  • bồn chồn
  • Hoang tưởng

Trong một số ít trường hợp, loại trầm cảm này có thể có các đặc điểm tâm thần.

Rối loạn trầm cảm ưu thế theo mùa

MDD theo mùa được gọi là bệnh rối loạn cảm xúc theo mùa. Chẩn đoán này chỉ áp dụng cho các đợt tái phát lặp lại MDD nghĩa  là các triệu chứng trầm cảm xuất hiện vào một khoảng thời gian nhất định trong năm.

Thông thường, người ta sẽ xuất hiện các triệu chứng trầm cảm vào mùa thu hoặc mùa đông, và các triệu chứng sẽ biến mất vào mùa xuân và mùa hè. Tuy nhiên, có thể gặp trầm cảm vào mùa xuân và mùa hè.

  • Rối loạn trầm cảm ưu thế  u sầu
  • Một số triệu chứng phổ biến của tình trạng này bao gồm:
  • Mất đi niềm vui trong tất cả hoặc hầu hết các hoạt động
  • Không phản ứng gì với những điều tốt
  • Sự kích động tâm thần, chẳng hạn như đi nhanh hoặc siết chặt tay
  •  Tội lỗi
  • Mất ngủ
  • Trầm cảm gia tăng vào buổi sáng

MDD với đặc điểm u sầu nếu các triệu chứng đã đề cập ở trên phát triển trong giai đoạn nghiêm trọng nhất của giai đoạn trầm cảm.

Rối loạn trầm cảm ưu thế tâm thần

MDD có thể xảy ra với các triệu chứng tâm thần, như ảo tưởng hoặc ảo giác. Nội dung của những ảo tưởng tâm thần thường có xu hướng phù hợp với cảm giác chán nản. Ví dụ, một người bị MDD tâm thần có thể nghe thấy tiếng nói nói với họ rằng họ vô giá trị và không xứng đáng để sống.

Rối loạn trầm cảm ưu thế có tăng trương lực

Cùng với các triệu chứng của MDD, những người bị chứng trầm cảm tăng trương lực còn thêm chứng rối loạn tâm thần vận động. Các triệu chứng liên quan đến sự bất lực đột ngột hoặc chuyển động quá mức mà dường như không có mục đích.

 

Rối loạn trầm cảm dai dẳng (PDD)

Rối loạn trầm cảm dai dẳng (PDD) thường có triệu chứng ít hoặc nhẹ hơn trầm cảm ưu thế. PDD khác với rối loạn trầm cảm ưu thế (MDD) ở mức độ triệu chứng, và kéo dài hơn MDD. Tình trạng này được đặc trưng bởi tâm trạng chán nản trong hầu hết thời gian ít nhất là hai năm, cùng với ít nhất hai trong số những triệu chứng này:

  • Lòng tự trọng thấp
  • Tuyệt vọng
  • Kém tập trung
  • Không muốn ăn
  • Ăn quá nhiều
  • Mất ngủ
  • Ngủ nhiều quá mức
  • Thiếu quyết đoán
  • Thiếu năng lượng

 

Rối loạn trầm cảm không điển hình

Bạn có thể có một chứng rối loạn trầm cảm được đặc trưng bởi triệu chứng trầm cảm nhưng không phù hợp với loại MDD, PDD, hoặc rối loạn tâm trạng khác. Đây được gọi là "rối loạn trầm cảm  không rõ  diển hình". Các ví dụ về rối loạn kiểu này bao gồm:

Rối loạn trầm cảm không điển hình

Một người có rối loạn này có thể có nhiều đặc điểm của các hình thức trầm cảm khác.

Trầm cảm tái phát thường xuyên

Loại trầm cảm này cho biết các triệu chứng kéo dài từ hai đến 13 ngày. Nó xảy ra ít nhất mỗi tháng một lần trong 12 tháng. Đây là một dạng trầm cảm nhẹ nhàng hơn thường được điều trị bằng liệu pháp.

Rối loạn điều chỉnh với các đặc tính trầm cảm

Thỉnh thoảng, một số sự kiện đơn thuần hoặc căng thẳng có thể gây ra một phản ứng tâm lý rất mãnh liệt mà kết quả là tâm trạng tiêu cực đủ để có thể được coi là một loại trầm cảm. Tình trạng này được gọi là rối loạn điều chỉnh với các đặc tính trầm cảm. Tuy nhiên tình trạng này chỉ là tạm thời.

Các rối loạn tâm trạng khác gây triệu chứng trầm cảm

Một số rối loạn tâm trạng gây ra các triệu chứng trầm cảm, nhưng chúng không phải là trầm cảm. Cần phải nhận ra rằng những rối loạn này không phải là trầm cảm. Điều trị cho những rối loạn tâm trạng này có thể rất khác so với điều trị chứng trầm cảm.

 

Các tình trạng bệnh khác dẫn đến trầm cảm

  • MDD thường được coi là hình thức trầm cảm nghiêm trọng nhất về mức độ trầm cảm và thời gian kéo dài.  Tuy nhiên, Trầm cảm cũng có thể xảy ra do các điều kiện khác, chẳng hạn như:
  • Rối loạn mất kiểm soát tâm trạng, muốn gây gổ, thường được chẩn đoán ở trẻ em và được đặc trưng bởi những cơn tức giận dữ dội và thường xuyên
  • Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt, là một dạng nặng hơn của hội chứng tiền kinh nguyệt
  • Rối loạn trầm cảm do chất  hoặc thuốc  gây ra, đó là trầm cảm do sử dụng ma túy bất hợp pháp hoặc các phản ứng phụ của một loại thuốc được kê đơn
  • Một số bệnh mạn tính cũng có thể gây ra trầm cảm, chẳng hạn như bệnh Parkinson

Trầm cảm không chỉ là cảm giác thất vọng. Nó thường có thể ảnh hưởng đến trách nhiệm và mối quan hệ hàng ngày của bạn. Nó có thể kéo dài hàng tháng hoặc nhiều năm và  tình hình càng trở nên khó khăn khi  không được điều trị. Do vậy cần đi khám  để có hướng điều trị đúng đắn

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top