Bromhexin 8

Nội dung

Thành phần của ‘Bromhexin 8’

  • Dược chất chính: Bromhexin hydroclorid

  • Loại thuốc: Hô hấp ho

  • Dạng thuốc, hàm lượng: Viên nén 8mg


Công dụng của ‘Bromhexin 8’

Bromhexin 8 Dùng trong các trường hợp liên quan đến rối loạn tiết dịch phế quản, nhất là trong viêm phế quản cấp tính, đợt cấp tính của viêm phế quản mạn tính.

Thường được dùng như một chất bổ trợ với kháng sinh, khi bị nhiễm khuẩn nặng đường hô hấp.


Liều dùng của ‘Bromhexin 8’

Cách dùng

Uống ngay sau khi ăn xong.

Liều dùng

  • Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: uống 1 viên x 3 lần/ ngày.

  • Trẻ em 6 - 12 tuổi: uống 1/2 viên x 3 lần/ ngày

  • Trẻ em 2 - 6 tuổi: uống 1/2 viên x 2 lần/ ngày.

Làm gì khi dùng quá liều?

Cho đến nay chưa có báo cáo về quá liều do Bromhexin. Nếu xảy ra trường hợp quá liều, cần điều trị triệu chứng và hỗ trợ.

Làm gì khi quên liều?

Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy sử dụng thuốc lại càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu đã gần đến thời gian dùng liều kế tiếp, nên bỏ qua liều đã quên. Chú ý không nên dùng gấp đôi liều dùng đã quy định.


Tác dụng phụ của ‘Bromhexin 8’

Đau dạ dày, buồn nôn, nôn và rối loạn tiêu hóa, khô miệng.

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.


Lưu ý của ‘Bromhexin 8’

Thận trọng khi sử dụng

  • Chống chỉ định:

Mẫn cảm với Bromhexin.

  • Thận trọng:

Trong khi dùng Bromhexin cần tránh phối hợp với thuốc ho vì có nguy cơ ứ đọng đờm ở đường hô hấp.

Thận trọng cho người bệnh hen, vì Bromhexin có thể gây co thắt phế quản ở một số người dễ mẫn cảm.

Thận trọng với người suy gan, suy thận nặng.

Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân suy nhược, thể trạng yếu không có khả năng khạc đờm.

Bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày.

Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc.

Tương tác thuốc

Dùng phối hợp Bromhexin với kháng sinh làm tăng nồng độ kháng sinh vào mô phổi và phế quản nên được dùng phối hợp kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp.

Tránh kết hợp với các thuốc chống ho hoặc thuốc giảm tiết dịch phế quản kiểu atropin.

return to top