Calcium Hasan

Nội dung

Thành phần

  • Dược chất chính: Calci Gluconat
  • Loại thuốc: Thuốc bổ sung calci

Công dụng 

  • Thiếu calci trong thời kỳ mang thai, cho con bú.
  • Trẻ em trong giai đoạn tăng trưởng.
  • Chứng loãng xương ở người lớn tuổi.
  • Chứng loãng xương do sử dụng corticoid.
  • Bổ sung calci trong giai đoạn phục hồi vận động sau thời gian dài bất động.
  • Chứng còi xương, nhuyễn xương.
  • Phòng ngừa giảm khoáng hóa xương gây loãng xương ở giai đoạn trước v sau khi mãn kinh.
  • Bệnh tétanie mạn tính.

Liều dùng

Cách dùng

Pha viên nén sủi bọt Calcium Hasan 500 mg trong một ly nước

Liều lượng

- Liều dùng cho người lớn:

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh:

Bạn uống 2 viên thuốc mỗi ngày.

- Liều dùng cho trẻ em:

Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh:

  • Đối với trẻ trên 10 tuổi, bạn cho trẻ dùng liều tương tự như người lớn;

  • Đối với trẻ từ 6 đến 10 tuổi, bạn cho trẻ uống 1 viên mỗi ngày;

  • Đối với trẻ từ 3 đến 6 tuổi, bạn cho trẻ uống ½ viên mỗi ngày.

- Làm gì nếu dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.


Tác dụng phụ 

Thuốc Calcium Hasan có thể gây một số tác dụng phụ bao gồm:

  • Kích ứng hệ tiêu hóa;

  • Đầy bụng;

  • Táo bón;

  • Tiêu chảy.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.


Lưu ý 

Thận trọng khi dùng thuốc

Trước khi dùng thuốc Calcium Hasan®, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn bị dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc;

  • Bạn có nguy cơ bị sỏi canxi niệu;

  • Bạn bị tiểu đường (do thuốc có chứa đường);

  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú.

  • Lưu ý khi dùng thuốc cho những trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,...)

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Bạn chỉ nên dùng khi thực sự cần thiết hoặc khi lợi ích của việc dùng thuốc được xác định cao hơn nguy cơ.

Tương tác thuốc

  • Những thuốc sau đây ức chế thải trừ calci qua thận: các thiazid, clopamid, ciprofloxacin, chlorthalidon, thuốc chống co giật.
  • Calci làm giảm hấp thu demeclocyclin, doxycyclin, metacyclin, minocyclin, oxytetracyclin, tetracyclin, enoxacin, fleroxacin, levofloxacin, lomefloxacin, norfloxacin, ofloxacin, pefloxacin, sắt, kẽm, và những chất khoáng thiết yếu khác.
  • Calci làm tăng độc tính đối với tim của các glycosid digitalis vì tăng nồng độ calci huyết sẽ làm tăng tác dụng ức chế Na+ - K+ - ATPase của glycozid tim.
  • Glucocorticoid, phenytoin làm giảm hấp thu calci qua đường tiêu hóa. Chế độ ăn có phytat, oxalat làm giảm hấp thu calci vì tạo thành những phức hợp khó hấp thu.
  • Phosphat, calcitonin, natri sulfat, furosemid, magnesi, cholestyramin, estrogen, một số thuốc chống co giật cũng làm giảm calci huyết.
  • Thuốc lợi niệu thiazid, trái lại làm tăng nồng độ calci huyết.

 

 

return to top