Đầy hơi đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?
Hiện tượng đầy hơi kèm theo việc đại tiện ra một chút máu không đáng lo nếu chỉ kéo dài 1-2 ngày. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài và thường xuyên xảy ra thì lúc đó chúng ta không nên chủ quan. Đừng chần chừ mà hãy đến ngay bệnh viện để các bác sĩ tìm ra nguyên nhân chính xác và có cách điều trị phù hợp, rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo bạn đã bị một trong số các bệnh lý tiêu hóa nguy hiểm như: viêm loét đại tràng, ung thư trực tràng, viêm dạ dày, viêm loét dạ dày, …
Các bệnh lý liên quan đến triệu chứng đầy hơi đi ngoài ra máu
Thông thường 2 triệu chứng đầy hơi, đi ngoài ra máu sẽ xuất hiện cùng với các triệu chứng đặc trưng khác của mỗi bệnh.
- Lồng ruột: lồng ruột hay tắc nghẽn ruột là một bệnh lý tiêu hóa nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng, bệnh thường gặp ở trẻ em từ 2 tháng tuổi đến 3 tuổi. Các biểu hiện của bệnh là: đau bụng dữ dội, nôn, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, xuất hiện lẫn máu hoặc chất nhầy trong phân, …
Các biểu hiện của bệnh lồng ruột gồm: đau bụng dữ dội, nôn, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, xuất hiện lẫn máu hoặc chất nhầy trong phân, …
- Loét dạ dày: không chỉ bị đầy hơi đi ngoài ra máu, người bị bệnh này còn có một số triệu chứng khác như: chán ăn, giảm cân, buồn nôn hoặc nôn ói kèm theo máu, ợ chua, ợ nóng, …
- Viêm dạ dày: giống như các bệnh về tiêu hóa, người bị viêm dạ dày cũng có biểu hiện như: ăn khó tiêu, đầy bụng, nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu, …
- Ung thư dạ dày: hầu hết các trường hợp bị bệnh, ở giai đoạn đầu đều không xuất hiện các triệu chứng bất thường. Giai đoạn sau, bệnh bùng phát sẽ xuất hiện các biểu hiện rõ rệt như: đầy hơi liên tục, thường xuyên ợ nóng, đi ngoài ra máu, vàng da, mệt mỏi, đau bụng sau khi ăn,…
- Viêm loét đại tràng: người bệnh sẽ thấy bụng quặn đau, căng tức, đầy hơi, đi ngoài ra máu, có khi lẫn mủ, máu tươi rỉ ra từng giọt, có trường hợp chảy thành dòng, thành tia.
Ung thư đại tràng cũng có triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, đi ngoài ra máu
- Ung thư đại tràng: các triệu chứng của bệnh bao gồm: táo bón/tiêu chảy, đau bụng, nôn, người mệt mỏi, chảy máu trực tràng và tất nhiên là cả triệu chứng đầy hơi, đi ngoài ra máu.
Khuyến cáo
Để xác định chính xác hiện tượng đầy hơi, đi ngoài ra máu là do đâu và là đây là triệu chứng của bệnh gì, người bệnh nên đến các bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa tiêu hóa uy tín để thăm khám bệnh. Sau khi thăm khám và có các kết quả xét nghiệm cần thiết, các bác sĩ sẽ chẩn đoán đó là bệnh gì và đưa ra cách xử trí phù hợp nhất đối với từng loại bệnh, từng giai đoạn.
Tránh trường hợp ở nhà tự điều trị khiến bệnh tình trở nên nặng hơn do điều trị sai cách, gây khó khăn trong việc điều trị và thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Thăm khám sức khỏe định kỳ và thực hiện chế độ ăn uống sinh hoạt điều độ, khoa học chính là cách tốt nhất giúp chúng ta phòng ngừa các bệnh lý tiêu hóa nguy hiểm trên.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp