✴️ Carbithepharm (Carbimazonle) - Dược Thanh Hóa

THÀNH PHẦN

Cho 1 viên nén

Carbimazole………………………………………………… 5 mg.

Tá dược vừa đủ …………………………………………. 1 viên.

(Tá dược gồm: Lactose, Microcrystallin Cellulose, Povidone, Talc, Magnesi Stearat)

 

TÁC DỤNG

Carbimazole có tác dụng làm giảm bớt số lượng của Thytoxin của tuyến giáp.

Carbimazole tác dụng ngăn ngừa sự chuyển đổi của Iod tới các dạng sử dụng của nó.

Carbimazole cũng hoạt động ngăn chặn sự kết hợp của chuyển đổi Iod với những thành phần khác để thành lập Thytoxin làm giảm thytoxin.

 

CHỈ ĐỊNH

Bệnh Basedow, Nhiễm độc tuyến giáp, cường giáp khi thai nghén.

 

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Dị ứng với các thành phần của thuốc.

Ung thư tuyến giáp phụ thuộc Hormon kích giáp.

Suy gan, suy tủy, giảm bạch cầu nặng.

Mẫn cảm với Carbimazol hoặc các dẫn chất Thioimidazol như Thiamazol.

 

LIỀU DÙNG

Carbimazol làm giảm tình trạng nhiễm độc giáp nhưng không điều trị được nguyên nhân gây cường giáp, vì vậy nếu sau khi dùng thuốc được 12 đến 18 tháng (thường dưới 24 tháng) mà tình trạng nhiễm độc giáp vẫn còn thì phải cắt bỏ giáp hoặc dùng iod phóng xạ.

Liều khởi đầu cho người lớn là 15 – 40 mg, có thể dùng đến 60 mg mỗi ngày, tùy theo cường giáp nhẹ, vừa hoặc nặng. Thường chia thành 3 lần uống, cách nhau 8 giờ vào bữa ăn. Nhưng cũng có thể dùng 1 -2 lần trong ngày.

Carbimazol thường cải thiện được triệu chứng bệnh sau 1 -3 tuần và chức năng tuyến giáp sẽ trở lại bình thường sau 1 – 2 tháng. Khi hoạt động tuyến giáp của người bệnh trở về bình thường thì giảm liều dần, cho đến liều thấp nhất mà vẫn giữ được chức năng tuyến giáp bình thường. Thông thường, liều duy trì là 5 – 15 mg mỗi ngày tùy theo người bệnh. Thời gian điều trị thường là 12 – 18 tháng.

Trẻ em dùng liều khởi đầu 0,25 mg/kg mỗi lần, ngày 3 lần; sau đó điều chỉnh liều tùy theo đáp ứng lâm sàng.

Sau một thời gian điều trị, khi thấy các biểu hiện lâm sàng suy giảm, xác định hàm lượng hormon giáp, nếu thấy bình thường thì có thể ngừng thuốc. Nếu sau khi ngừng thuốc mà bệnh tái phát, phải dùng thuốc trở lại hoặc điều trị bằng phương pháp khác.

 

CÁC ĐẶC TÍNH DƯỢC LỰC HỌC

Carbimazol là một thuốc kháng giáp, dẫn chất thioimidazol. Thuốc ức chế tổng hợp hormon giáp nhưng không ức chế tác dụng của hormon giáp đã hình thành trong tuyến giáp hoặc có trong tuần hoàn, không ức chế giải phóng hormon giáp, cũng không ảnh hưởng đến hiệu quả của hormon giáp đưa từ ngoài vào. Do đó, carbimazol không có tác dụng trong nhiễm độc do dùng quá liều hormon giáp.

Nếu tuyến giáp có một nồng độ iod tương đối cao (do dùng iod từ trước hoặc do dùng iod phóng xạ với mục đích chuẩn đoán), thì cơ thể sẽ đáp ứng chậm với thuốc. Carbimazol không chữa được nguyên nhân gây ra cường giáp và thường không được dùng kéo dài để điều trị cường giáp.

Nếu dùng Carbimazol liều quá cao và thời gian dùng quá dài, dễ gây giảm năng giáp. Nồng độ hormon giáp giảm làm cho tuyến yên tăng tiết TSH (Thyreo stimulating hormone). TSH kích thích lại sự phát triển tuyến giáp, có thể gây ra bướu giáp. Để tránh hiện tượng này, khi chức năng giáp đã trở về bình thường, phải dùng liều thấp vừa phải, để ức chế sản xuất hormon giáp ở một nồng độ nhất định hoặc kết hợp dùng hormon giáp tổng hợp như levothyroxin, để tuyến yên không tăng tiết TSH.

 

CÁC ĐẶC TÍNH DƯỢC ĐỘNG HỌC

Carbimazol hấp thu nhanh (15 – 30 phút) qua đường tiêu hóa sau khi uống. Trong cơ thể, Carbimazol được chuyển hóa nhanh và hoàn toàn thành Thiamazol. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được trong vòng 1 – 2 giờ sau khi uống.

Thuốc tập trung nhiều vào tuyến giáp. Thể tích phân bố là 40 lít, thuốc liên kết với Protein trong huyết tương không đáng kể.

Nửa đời thải trừ khoảng 5 – 6 giờ. Nửa đời thải trừ có thể tăng khi bị suy gan hoặc suy thận.

Thuốc được thải trừ qua nước tiểu khoảng 80% liều dùng dưới dạng các chất chuyển hóa, khoảng 7% ở dạng Thiamazol; không thấy dạng Carbimazol.

 

THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

 

TÁC DỤNG PHỤ CARBITHEPHARM

Tỷ lệ chung tác dụng không mong muốn là 2 – 14%, nặng dưới 1%. Tai biến xảy ra phụ thuộc vào liều dùng, và thường xảy ra trong 6 – 8 tuần đầu tiên.

Thường gặp, ADR > 1/100: Da (dị ứng, ban da, ngứa 2 – 4%); tiêu hóa (buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa); máu (giảm bạch cầu nhẹ và vừa); toàn thân (nhức đầu, sốt vừa và thoáng qua).

Ít gặp, 1/1000< ADR < 1/100: Máu (suy tủy, mất bạch cầu hạt (0,03%) biểu hiện là sốt nặng, ớn lạnh, nhiễm khuẩn họng, ho, đau miệng, giọng khàn. Giảm Prothrombin huyết, gây thiếu máu tiêu huyết); cơ xương khớp (đau khớp, viêm khớp, đau cơ); da (rụng tóc, hội chứng kiểu Luput ban đỏ).

Hiếm gặp, ADR > 1/1000: Gan (vàng da ứ mật, viêm gan); thận (viêm cầu thận); toàn thân (nhức đầu, sốt nhẹ, mất vị giác, ù tai, giảm thính lực); chuyển hóa (dùng liều cao và kéo dài có thể gây giảm năng giáp, tăng thể tích bướu giáp).

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top