✴️ Ung thư nội mạc tử cung

Nội dung

Triệu chứng của ung thư nội mạc tử cung

Những triệu chứng và dấu hiệu sớm bao gồm ra máu âm đạo bất thường, ví dụ như sau khi mãn kinh hoặc giữa chu kì. Đau hạ vị có thể gặp nhưng không phổ biến, cũng có thể đau khi quan hệ tình dục. Một số trường hợp miêu tả rằng thấy đau khi đi tiểu hoặc rất khó tiểu hết. Khi bênh lý tiến triển thì có thể có các dấu hiệu:

  • Cảm thấy có khối hoặc thấy nặng vùng chậu;
  • Sụt cân không kiểm soát;
  • Mệt mỏi;
  • Buồn nôn;
  • Đau một số vị trí khác của cơ thể, bao gồm cả chân, lưng hoặc vùng chậu.

Một số bệnh lý khác cũng có thể gây ra các triệu chứng này chẳng hạn như: u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, tăng sinh nội mạc tử cung hoặc polyp buồng tử cung.

Chính vì vậy bạn cần được khám bác sĩ để loại trừ khả năng ung thư nội mạc tử cung nếu có các dấu hiệu trên.

Nguyên nhân gây ung thư nội mạc tử cung

Nguyên nhân của ung thư nội mạc tử cung tới nay vẫn không rõ. Ung thư diễn ra khi cấu trúc gen của của tế bào hay một nhóm tế bào thay đổi. Những tế bào bắt đầu phân chia không kiểm soát thay vì chết theo chu kì được định sẵn. Các nghiên cứu vẫn đang thực hiện để tìm ra lí do có những sự thay đổi này.

Phân giai đoạn

Nếu phát hiện ung thư, công việc phân giai đoạn ung thư sẽ được thực hiện để xem mức độ phát triển và xâm lấn của tế bào ung thư. Khối u biệt hóa cao với đặc tính phát triển nhanh và xâm lấn mạnh sang những bộ phận khác của cơ thể.

Lựa chọn điều trị phụ thuộc vào giai đoạn cũng như mức độ tiến xa của ung thư. Hệ thống phân giai đoạn sau đây thường được lựa chọn:

  • Giai đoạn 0: tế bào ung thư vẫn còn ở tại chỗ, nghĩa là trên bề mặt của đường giữa tử cung.
  • Giai đoạn 1: ung thư đi ra khoảng đường giữa và tới lớp nội mạc tử cung hoặc có thể tới lớp cơ tử cung.
  • Giai đoạn 2: ung thư đi tới cổ tử cung.
  • Giai đoạn 3: ung thư đi ra khỏi tử cung để tới các mô xung quanh, bao gồm âm đạo hoặc 01 hạch lympho.
  • Giai đoạn 4: ung thư xâm lấn tới bàng quang hoặc ruột non, và có thể tới những vùng khác chẳng hạn như xương, gan hoặc phổi.

Khi mà ung thư nội mạc tử cung phát triển từ lớp nội mạc tới những bộ phận khác của cơ thể chẳng hạn như có khối u mới ở phổi mà khối u mới này không phải ung thư tại phổi thì được gọi là ung thư nội mạc tử cung di căn.

ung thư nội mạc tử cung

Điều trị

Điều trị phụ thuộc vào tuổi, tình trạng sức khỏe của người phụ nữ cũng như là độ biệt hóa và giai đoạn ung thư. Các bác sĩ lâm sàng sẽ thảo luận với bạn về các lựa chọn điều trị cũng như các tác dụng phụ của phương pháp đó.

Các lựa chọn bao gồm: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và liệu pháp nội tiết.

Phẫu thuật

Phẫu thuật đối với ung thư nội mạc tử cung thường là cắt tử cung, hoặc là cắt tử cung kèm theo 02 phần phụ (02 vòi trứng và buồng trứng). Phẫu thuật này cần thời gian nằm viện và mất khoảng 01 - 02 tháng để có thể phục hồi về bình thường.

Phụ nữ chưa mãn kinh sẽ không có kinh nguyệt nữa sau phẫu thuật cũng như là không thể có thai. Các triệu chứng của mãn kinh cũng sẽ xuất hiện chẳng hạn như: bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm và khô rát vùng âm đạo.

Xạ trị

Xạ trị sử dụng tia năng lượng cao để giết chết tế bào ung thư. Nó phá hủy DNA của các tế bào này để chúng không thể phân chia nữa.

Trong xạ trị ngoài cơ thể, tia năng lượng sẽ chiếu trực tiếp và vùng chậu và những vùng khác có ung thư. Liệu trình có thể tới 5 đợt mỗi tuần trong vài tuần. Mỗi lần chiếu kéo dài khoảng 15 phút.

Xạ trị trong cơ thể là phương pháp sử dụng những thiết bị nhỏ phát phóng xạ, chẳng hạn như dây điện, hạt nhỏ hoặc là ống nhỏ. Thiết bị sẽ được đặt vào trong âm đạo trong vài phút và được lấy ra sau đó trước khi bệnh nhân trở về nhà. Liệu trình được thực hiện từ 02 lần mỗi tuần. Khi lấy thiết bị ra khỏi cơ thể thì sẽ không còn tia xạ nữa.

Ngoài ra có xạ trị hỗ trợ trước phẫu thuật nhằm mục đích làm nhỏ khối u, giúp việc phẫu thuật dễ dàng hơn. Xạ trị hỗ trợ cũng có thể thực hiện sau phẫu thuật với mục đích loại bỏ những tế bào ung thư còn sót lại.

Tác dụng phụ của xạ trị bao gồm: bỏng da vùng chiếu tia, rụng tóc, mệt mỏi, tiêu chảy. Sau khi kết thúc điều trị thì các tác dụng phụ cũng thường mất đi.

Hóa trị

Hóa trị sử dụng hóa chất để phá hủy tế bào ung thư. Kết hợp với xạ trị, phương pháp này có thể giúp loại bỏ những phần sót lại của khối u.

Trong ung thư giai đoạn cuối, hóa trị giúp làm chậm sự phát triển của ung thư cũng như kéo dài sự sống.

Cả 2 phương pháp xạ trị và hóa trị có thể giúp cải thiện triệu chứng ở bệnh nhân ung thư giai đoạn tiến triển.

Với ung thư nội mạc tử cung, hóa trị sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch theo chu kì. Trong đó có những khoảng nghỉ để cơ thể phục hồi. Chu kì vào thuốc được lặp lại vài lần, phụ thuộc giai đoạn và mục tiêu điều trị.

Những tác dụng phụ bao gồm: tổn thương các tế bào máu khỏe mạnh, làm bệnh nhân dễ chảy máu, thiếu máu, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nếu có những dấu hiệu này thì bạn nên tới trung tâm y tế để được khám sớm.

Hóa trị có thể gây rụng tóc và các rối loạn đường tiêu hóa bao gồm buồn nôn, nôn, tiêu chảy và không ngon miệng. Có thể thấy đau ở môi và miệng.

Những tác dụng phụ này sẽ giảm đi ngay khi kết thúc hóa trị.

Những tác dụng phụ ít gặp bao gồm: sưng phù ở chân và bàn chân, đau khớp, rối loạn thăng bằng, khó nghe, nổi mẫn đỏ, tê và ngứa ở bàn tay bàn chân.

Trị liệu bằng nội tiết

Phương pháp này có thể hỗ trợ bệnh nhân ở giai đoạn cuối. Đối với những trường hợp ung thư giai đoạn sớm hoặc độ biệt hóa thấp mong muốn có thai cũng có thể lựa chọn phương pháp trị liệu bằng nội tiết thay vì phải phẫu thuật.

Đây không phải là điều trị tiêu chuẩn và cần phải theo dõi rất cẩn thận. Nếu ung thư giảm hoàn toàn sau 06 tháng điều trị bằng nội tiết, bạn sẽ được khuyến khích mang thai và sanh con. Sau đó sẽ thực hiện phẫu thuật cắt tử cung sau khi sanh để giảm nguy cơ tái phát của ung thư.

Điều trị nội tiết cho ung thư nội mạc tử cung bằng cách sử dụng Progestin, giúp làm nhỏ khối u và kiểm soát triệu chứng, đồng thời cũng làm giảm nồng độ Estrogen, khiến tế bào ung thư khó phát triển hơn.

Tác dụng phụ bao gồm sụt cân, đau cơ nhẹ cũng như là buồn nôn.

Yếu tố nguy cơ

Trong khi các nguyên nhân trực tiếp của ung thư nội mạc tử cung vẫn chưa được biết rõ thì có vài yếu tố nguy cơ đã được chứng minh liên quan tới ung thư này.

Yếu tố nguy cơ chính của ung thư nội mạc tử cung là nồng độ estrogen tăng kéo dài.

Cùng với những đối tượng nguy cơ cao như sau:

  • Chưa từng mang thai;
  • Bắt đầu có kinh nguyệt sau 12 tuổi;
  • Mãn kinh sau 55 tuổi.

Các liệu pháp điều trị bằng nội tiết chỉ sử dụng Estrogen cũng làm tăng nguy cơ ung thư. Thường được sử dụng trên đối tượng sau cắt tử cung.

Hội chứng buồng trứng đa nang cũng có thể làm tăng nồng độ Estrogen và vì vậy cũng là một yếu tố nguy cơ.

Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:

  • Tăng sinh nội mạc tử cung, hoặc là nội mạc tử cung dày quá mức;
  • Béo phì;
  • Tăng huyết áp;
  • Sử dụng Tamoxifen ngừa ung thư vú;
  • Xạ trị vùng chậu;
  • Gia đình có người bị ung thư tử cung;
  • Trước đó đã được chẩn đoán ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng.

Một vài báo cáo cho thấy chất Acrylamide, một hợp chất có thể gây ung thư trong thực phẩm bị cháy, có liên quan tới ung thư nội mạc tử cung và ung thư buồng trứng ở người mãn kinh. Tuy nhiên thì một số báo cáo khác đã phản bác điều này.

Dấu hiệu sớm

Tầm quan trọng của việc nhận biết các dấu hiệu sớm của ung thư nội mạc tử cung là rất lớn để có thể điều trị ngay từ giai đoạn sớm với tỉ lệ thành công rất cao.

Những dấu hiệu sớm bao gồm:

  • Ra huyết âm đạo giữa kì kinh;
  • Ra máu kinh nhiều hơn bình thường;
  • Ra huyết âm đạo sau khi mãn kinh;
  • Tiết dịch âm đạo bất thường như nước hoặc có máu.

Nếu bạn có tiết dịch âm đạo bất thường hoặc không theo chu kì kinh nguyệt, tốt hơn hết bạn nên khám bác sĩ ngay lập tức.

Chẩn đoán

Để chẩn đoán dạng ung thư này, người khám sẽ hỏi thông tin về các triệu chứng cũng như là các bệnh lý hoặc thông tin về gia đình. Sau đó bác sĩ sẽ tiến tới khám kiểm tra vùng chậu, cơ quan sinh dục.

Bác sĩ sẽ khám và quan sát vùng cổ tử cung, tử cung, âm đạo cũng như âm hộ để tìm các khối bất thường hoặc những thay đổi nào ở đây.

Siêu âm ngã âm đạo được thực hiện để đánh giá kích thước và hình dạng của tử cung, kết cấu và độ dày của nội mạc tử cung để loại trừ các bệnh lý khác. Một đầu dò sẽ được đưa vào âm đạo và nhờ vào sóng siêu âm để tạo nên hình ảnh tử cung được hiển thị trên màn hình.

Sinh thiết hoặc xét nghiêm máu cũng có thể giúp tìm ra tế bào ung thư.

Các cận lâm sàng khác để đánh giá sự xâm lấn của ung thư nội mạc sử dung bao gồm: tế bào học cổ tử cung (Paps test), sinh thiết hạch, các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như chụp X-Quang, chụp cắt lớp điện toán, chụp PET hoặc chụp MRI.

Tiên lượng

Thời gian sống trung bình 05 năm của ung thư nội mạc tử cung nhìn chung là khoảng 81%, theo Hiệp Hội Ung Thư Hoa Kì, và lên tới 95% nếu như được chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn sớm.

Để làm giảm nguy cơ, Viện Ung Thư Quốc Gia khuyến cáo rằng không hút thuốc lá, tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn uống lành mạnh.

Xem thêm: Ung thư âm đạo

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top