THÀNH PHẦN
Mỗi viên nang cứng chứa:
Clindamycin (dưới dạng Clindamycin hydrochlorid) _________ 150mg
Tá dược: Tinh bột ngô, Lactose, Magnesi stearat, Nang cứng gelatin số 2 (Titan dioxid, AIlura Red (FD&C Red No.40), Carmoisin, Erythrosin (FD&C Red No.3), Sunset Yellow (FD&C Yellow No.6), Brilliant Blue FCF (FD&C Blue No.1), Natri lauryl sulfat, Nước tinh khiết, Gelatin).
DƯỢC LỰC HỌC
Clindamycin là kháng sinh có tác động ức chế sự tổng hợp protein của các vi khuẩn nhạy cảm bằng cách gắn với các ribosom 50s của vi khuẩn, ngăn cản sự hình thành nối peptid. Clindamycin ở nồng độ thấp là một chất kìm khuẩn, nhưng ở nồng độ cao có tác động diệt khuẩn.
Phổ kháng khuẩn:
Cầu khuẩn gram dương ưa khí: Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis, Streptococcius (tris S. faecalis), Pheumococcus.
Trực khuẩn gram âm kỵ khí: Bacteroides (B. fragilis) và Fusobacterium spp.
Trực khuẩn gram dương kỵ khí không sinh nha bào: Propionibacterium, Eubacterium và Actinomyces spp.
Cầu khuẩn gram dương kỵ khí: Peptpepecis và Peptostreptococcus spp., Clostridium perfringens (tri C.sporogenes va C.tertium).
Các vi khuẩn khác: Chlamydi trachomatis, Toxoplasma gondii, Plasmodium falciparum, Pneumocystis carinii, Gardnerella vaginalis, Mycoplasma brominn.
Các loại vi khuẩn sau đây thường kháng clindamycin: các trực khuẩn Gram âm ưa khí; Streptococcus faecalis; Nocardia sp; Neisseria meningitidis; Staphylococcus aureus kháng methicillin; Haemophilus influenzae.
Clindamycin có thể uống vì bền vững ở môi trường acid. Nồng độ ức chế tối thiểu: 1.6 microgram/ml.
DƯỢC ĐỘNG HỌC
Khi 300 mg clindamycin phosphat được tiêm bắp cứ 8 giờ một lần, nồng độ đỉnh huyết tương đạt được khoảng 6 mcg/ml trong vòng 3 giờ. Nồng độ đỉnh huyết tương là 10 mcg/ml khi tiêm truyền 600 mg clindamycin phosphat trong 20 phút cứ 8 giờ 1 lần. Clindamycin được phân bố rộng khắp trong các dịch và mô của cơ thể, gồm cả xương, nhưng sự phân bố không đạt được nồng độ có ý nghĩa trong dịch não tủy. Hơn 90% clindamycin liên kết với protein huyết tương. Nửa đời của thuốc từ 2 – 3 giờ, nhưng có thể kéo dài ở trẻ sơ sinh và những người bệnh suy thận nặng. Tuổi tác không làm thay đổi dược động học của clindamycin nếu chức năng gan thận bình thường.
CHỈ ĐỊNH
Clindamycin được dùng điều trị các nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn kỵ khí, đặc biệt do Bacteroidesfragiiis. Clindamycin cũng được dùng điều trị các bệnh do vi khuẩn Gram dương như: Streptococci, Staphylococci (gồm cả chủng đã kháng methicillin) và Pneumococci. Tuy nhiên, do nguy cơ cao gây viêm đại tràng giả mạc, clindamycin không phải là thuốc lựa chọn đầu tiên, chỉ dùng khi không có thuốc thay thế phù hợp.
Clindamycin được dùng điều trị các bệnh nhiễm do vi khuẩn nhạy cảm trong những trường hợp sau:
Tai mũi họng do s.pneumoniae kháng penicillin, viêm phế quản phổi, răng hàm mặt, da, sinh dục, xương khớp, nhiễm khuẩn huyết (trừ viêm màng não).
Nhiễm khuẩn trong ổ bụng như viêm phúc mạc và áp xe trong ổ bụng.
Nhiễm khuẩn vết thương mưng mủ (phẫu thuật hoặc chấn thương).
Sốt sản (đường sinh dục), nhiễm khuẩn nặng vùng chậu hông và đường sinh dục nữ như: Viêm màng trong tử cung, áp xe vòi trứng không do lậu cầu, viêm tế bào chậu hông.
Phối hợp với pyrimethamin để điều trị bệnh Toxoplasma.
Dự phòng: Viêm màng trong tim nhiễm khuẩn khi làm thủ thuật ở răng, đường hô hấp trong trường hợp dị ứng với beta-lactam.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Chống chỉ định của thuốc Clindamycin 150 mg đối với những đối tượng:
Bệnh nhân có tiền sử nhạy cảm với clindamycin, lincomycin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
CÁCH DÙNG – LIỀU DÙNG
Thuốc được sử dụng bằng đường uống. Có thể dùng với thức ăn hoặc không, uống viên nang cứng với một ly nước (nhiều nước) để tránh kích ứng.
Thời gian điều trị với clindamycin tùy thuộc vào loại bệnh nhiễm khuẩn và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Trong các nhiễm khuẩn do các Streptococcus tan máu beta nhóm A, điều trị clindamycin phải tiếp tục ít nhất 10 ngày. Trong các nhiễm khuẩn nặng như viêm mảng trong tim hoặc viêm xương tủy, phải điều trị ít nhất là 6 tuần.
Liều thường dùng
Người lớn: 150- 450 mg, cách 6-8 giờ/lần, liều tối đa 1,8 g/ngày.
Trẻ em ≥ 30 kg thể trọng (trẻ có thể nuốt được viên nang cứng): 15 – 20 mg/kg/ngày, chia 3 – 4 lần.
Thuốc này không phù hợp dùng cho trẻ em dưới 30 kg thể trọng.
Liều điều trị một số bệnh cụ thể
Viêm miệng hầu: 150- 450 mg/lần, cách 6 giờ/lần, trong 7 ngày, tối đa 1,8 g/ngày.
Dự phòng viêm màng trong tim: 600 mg, uống 30 – 60 phút trước khi làm thủ thuật.
Dự phòng nhiễm khuẩn huyết ở người thay khớp gối phải trải qua phẫu thuật răng: Uống 600 mg 1 giờ trước khi làm phẫu thuật.
Nhiễm Toxoplasma: Uống 600 mg/lần, cách 6 giờ/lần, phối hợp với pyrimethamin và acid folinic.
Sốt sản (nhiễm trùng đường sinh dục): Đối với sản phụ không có biểu hiện ốm lâm sàng nhưng sốt kéo dài hơn 48 giờ: Uống 300 mg, cách 8 giờ/lần (nếu do Myeoplasma) cho đến khi hết sốt.
Người suy thận và suy gan: Nên giảm liều clindamycindoi với người bệnh suy gan hoặc suy thận nặng, không cần thiết điều chỉnh giảm liều nếu suy thận nhẹ đến vừa và bệnh gan.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN
Clindamycin 150 mg có nguy cơ cao gây viêm đại tràng giả mạc do độc tố của Clostridium difficile tăng quá mức. Điều này xảy ra khi những vi khuẩn thường có ở đường ruột bị clindamycin phá hủy (đặc biệt ở người cao tuổi và những người có chức năng thận giảm).
Ở một số người bệnh (0,1 – 10%) viêm đại tràng giả mạc có thể phát triển rất nặng và dẫn đến tử vong. Viêm đại tràng giả mạc được đặc trưng bởi: đau bụng, tiêu chảy, sốt, có chất nhầy và máu trong phân. Soi trực tràng thấy những mảng trắng vàng trên niêm mạc đại tràng.
Tác dụng không mong muốn ở đường tiêu hóa chiếm khoảng 20% người bệnh sau khi uống thuốc.
Thường gặp
Tiêu hóa: tiêu chảy, buồn nôn, nôn do Clostridium difficlile.
Ít gặp
Da: mày đay, ngứa, hội chứng Stevens-Johnson, phát ban.
Hiếm gặp
Sinh dục, niệu: Viêm âm đạo.
Thận: chức năng thận bất thường.
Toàn thân: sốc phản vệ.
Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu trung tính hồi phục được.
Tiêu hoá: Viêm đại tràng có màng giả, viêm thực quản.
Gan: Tăng transaminase gan hồi phục được.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng phụ không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
BẢO QUẢN
Thuốc nên được bảo quản ở nơi khô, nhiệt độ dưới 30°C, tránh ánh sáng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh