Losartan kali 50mg;Hydroclorothiazid 12,5mg
Tăng HA (khi cần phối hợp thuốc), tăng HA có phì đại thất trái (giảm nguy cơ tai biến tim mạch).
Người cao tuổi: khởi đầu 1 viên (50mg/12,5mg)/ngày.
Có thể dùng lúc đói hoặc no;
Uống chung hoặc không chung với thức ăn.
Quá mẫn với thành phần thuốc, thiazid/dẫn chất sulfonamid. Gout/tăng acid uric, vô niệu, bệnh Addison, tăng Ca huyết, suy gan & thận nặng.
Cimetidin (tăng AUC của losartan ~18%), phenobarbital (giảm ~20% AUC của losartan & chất chuyển hóa có hoạt tính). Rượu (hạ HA tư thế); Thuốc trị đái tháo đường (chỉnh liều các thuốc này); Colestyramin/colestipol resin (giảm hấp thu HCTZ, nên uống HCTZ trước 1 giờ/sau 4 giờ); Corticosteroid, ACTH (mất điện giải, nhất là hạ K máu); Glycosid tim (hạ K/Mg, tăng loạn nhịp do digitalis); NSAID (giảm tác dụng lợi tiểu & hạ HA, giảm Na niệu); Amin tăng HA như noradrenalin (giảm tác dụng các amin này); Thuốc giãn cơ vân không khử cực như tubocurarin (tăng hiệu quả các thuốc này); Thuốc trị gout (HCTZ làm tăng nồng độ acid uric); Muối calci (làm tăng Ca máu); Carbamazepin (nguy cơ hạ Na máu triệu chứng); Thuốc chẹn beta, diazoxid (tăng đường huyết); Thuốc kháng cholinergic như atropin, beperiden (tăng sinh khả dụng thiazid); Amatandin (tăng nguy cơ tác dụng phụ); Thuốc độc tế bào, cyclophosphamid, methotrexat (giảm bài tiết ở thận, tăng ức chế tuỷ sống).
Phân loại FDA trong thai kỳ
Mức độ C: Các nghiên cứu trên động vật phát hiện các tác dụng phụ trên thai (gây quái thai hoặc thai chết hoặc các tác động khác) và không có các nghiên cứu kiểm chứng trên phụ nữ; hoặc chưa có các nghiên cứu trên phụ nữ hoặc trên động vật. Chỉ nên sử dụng các thuốc này khi lợi ích mang lại cao hơn nguy cơ có thể xảy ra cho thai nhi.
Mức độ D: Có bằng chứng liên quan đến nguy cơ ở thai nhi người, nhưng do lợi ích mang lại, việc sử dụng thuốc trong thai kỳ có thể được chấp thuận, bất chấp nguy cơ (như cần thiết phải dùng thuốc trong các tình huống đe dọa tính mạng hoặc trong một bệnh trầm trọng mà các thuốc an toàn không thể sử dụng hoặc không hiệu quả).
Hoa mắt, suy nhược/mệt mỏi, chóng mặt. Ít gặp: viêm gan; tiêu chảy; ho. Hiếm gặp: phản ứng phản vệ, phù mạch (phù thanh quản/thanh môn gây tắc khí đạo), phù mặt/môi/họng/lưỡi; viêm mạch (kể cả ban dạng Henoch-Schoenlein).
Giám sát đặc biệt &/hoặc giảm liều khi mất nước/phối hợp thuốc lợi tiểu/có yếu tố dễ dẫn đến hạ HA, hẹp động mạch thận/chỉ còn 1 thận. Theo dõi định kỳ điện giải huyết thanh, nước tiểu (nhất là khi dùng corticosteroid, ACTH/digitalis, quinidin vì nguy cơ xoắn đỉnh gây rung thất). Suy thận nặng (tăng urê, giảm thêm chức năng thận), suy gan (dễ hôn mê gan), Gút (nặng lên), đái tháo đường (điều chỉnh insulin, thuốc hạ glucose huyết). Tác dụng hạ HA của HCTZ tăng lên sau cắt bỏ thần kinh giao cảm. Tăng cholesterol, triglycerid. Người có tuổi (dễ mất cân bằng điện giải). Phụ nữ có thai/cho con bú. Lái xe/vận hành máy móc.