Tình trạng táo bón xảy ra khi thức ăn được tiêu hóa chậm hoặc di chuyển chậm qua các phần của ruột, chủ yếu là đại tràng. Các nguyên nhân chính gây táo bón là:
Chế độ ăn uống thiếu chất xơ, nhiều chất béo và các thức ăn khó tiêu.
Thói quen đi đại tiện không thường xuyên làm giảm cảm giác mót rặn của đại tràng.
Các rối loạn nội tiết như thay đổi estrogen và progesterone trong thời kỳ mang thai, thời kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ, tăng canxi trong máu làm giảm hormone tuyến giáp…
Tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc giảm ho, thuốc giảm đau, chống co giật, thuốc bổ sung sắt, thuốc nhuận tràng…
Các bệnh lý đại tràng làm ảnh hưởng đến chức năng của cơ hoặc dây thần kinh của đại tràng, gây ra tình trạng di chuyển chậm phân qua đại tràng và dẫn đến táo bón.
Người bệnh táo bón cần điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn uống kết hợp với uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Bổ sung chất xơ trong bữa ăn để giúp tăng cường quá trình hút nước, gia tăng khối lượng phân và sức vận chuyển của ruột, có tác dụng nhuận tràng.
Dùng thuốc nhuận tràng và làm mềm phân giúp tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột kéo theo nước vào trong lòng ruột, từ đó làm tăng lượng nước trong phân, giúp bài tiết và tống xuất phân ra ngoài.
Thực hiện thụt tháo bằng các chất nhày hoặc thụt tháo vi lượng.
Ngoài ra, nếu người bệnh bị táo bón lâu ngày không khỏi kèm theo các triệu chứng như đau quặn bụng, đi ngoài ra máu… thì cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị bệnh cụ thể, bởi đây rất có thể là biểu hiện của một số bệnh lý về đại trực tràng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh