Điều trị bệnh tâm thần bằng phương pháp gây ảo giác, có đúng không?

Nội dung

Các nhà nghiên cứu cũng đang tìm kiếm những thuốc hợp pháp nhưng dễ gây nghiện trên diện rộng như ketamine- một chất được sử dụng trong gây mê nhưng vẫn gây ra ảo giác. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) mới đây đã đưa ra rằng những thuốc dựa trên Ketamin như esketamin có tác dụng nhanh chóng trong việc cải thiện các triệu chứng của bệnh trầm cảm.

Phần lớn các hợp chất này đều có sức ảnh hưởng mạnh mẽ lên hệ thần kinh trung ương nên rất khó có thể kiểm soát được tác dụng của các loại chất này, đặc biệt là khi dùng chúng ở ngoài cơ sở y tế, thậm chí có cả những cơ sở y tế không có người phụ trách chuyên môn về việc điều trị về các loại chất gây ảo giác cũng rất nguy hiểm.

Một vài nghiên cứu gần đây đã nghiên cứu về thuốc gây ảo giác:

Đầu tháng 12, FDA đã đưa ra những hướng đi đầu tiên trong kế hoạch thử nghiệm thuốc pha thứ III của điều trị MDMA trên những bệnh nhân rối loạn trầm cảm hậu chấn thương. Nghiên cứu được thực hiện bởi nhiều đơn vị phối hợp với nhau và đặt hi vọng thuốc sẽ có hiệu quả tốt cho các bệnh nhân tham gia thử nghiệm

Cũng vào tháng 12, nhóm nghiên cứu của trường Johns Hopkins đã đưa ra kết quả của thử nghiệm về psilocybin ở nhóm 51 bệnh nhân  ung thư có dấu hiệu trầm cảm và lo âu. Họ tìm ra việc dùng liều cao gấp 2-3 lần so với liều thông thường có thể giảm đáng kể các triệu chứng lâm sàng về tâm trạng chán nản và lo ây sau 6 tháng ở những bệnh nhân trên.

Nghiên cứu tại trường Imperial của Anh sử dụng máy quét kỹ thuật cao để bản đồ hóa vị trí và cách bộ não đáp ứng lại các ảnh hưởng của LSD. Vào tháng 3 vừa rồi họ đã báo cáo rằng ó mối liên quan giữa tác động của thuốc đến những thay đổi được đánh dấu  trong máu và mạng lưới thông tin của não bộ. Kết quả của nghiên cứu này đã đưa ra một cách nhìn mới về cách phản ứng của cơ thể khi chịu tác dụng của thuốc.

Năm 214, một nghiên cứu của Thụy Sỹ đã tìm ra việc sử dụng liều LSD thấp kết hợp với các liệu pháp điều  trị tâm thần khác có thẻ giảm thiểu lo lắng ỏ những bệnh nhân đang hấp hối.

 

Thái độ về các thuốc gây ảo giác đang dần thay đổi

Các nghiên cứu  mới gần đây đã khiến giới y học thay đổi thái độ về các loại thuốc gây ảo giác. Việc lạm dụng rộng rãi các loại thuốc giảm đau họ opioid kê đơn hiện nay được coi  là vấn đề y tế công cộng chứ không còn đơn thuần là vấn đề của an ninh. Mới đây một số bang của nước mỹ đã đưa ra chấp nhận việc sử dụng cần sa trong y tế cũng đã khiến việc sử dụng các chất kích thích thảo dược thành vẫn đề liên quan đến nhiều ngành hơn.

Thuốc gây ảo giác được sử dụng y tế sẽ khác với nhũng loại thuốc gây kích thích bất hợp pháp khác. Thay vì gây kích thích đến nhiều vùng của não bộ và ảnh hưởng đến hệ thống truyền tin của não bộ thì thuốc y tế chỉ tác dụng vào đúng đích của của y tế ( đó là sản sinh serotonin – một hóc môn liên quan đến tâm trạng, trí nhớ và giấc ngủ). Đó là lý do tại sao các nhà nghiên cứu y học cởi mở hơn với loại thuốc này. Họ đang cố gắng để tìm hiểu sự thay đổi lâu dài của não bộ với các loại thuốc này và làm thế nào để giúp bệnh nhân bị trầm cảm, lo âu và bị nghiện.

Ví dụ MDMA đang được thử nghiệm nhằm mục đích gây ra các hiệu ứng kích thích và tăng sư đồng cảm và cởi mở hơn khi dùng cho các bệnh nhân chấn thương tâm lý sau chiến tranh vốn dĩ bị ám ảnh liên tục về những kỷ niệm của chiến tranh để lại.  MDMA khiến các thụ thể sản sinh ra nhiều loại hóc môn như serotonin hoặc oxytocin- những hóc môn giảm stress và tăng độ tin tưởng. Nhưng không giống với  “ecstacy” hay  “Molly” được buôn bán bất hợp pháp, những chất này đã bị căt bớt đi một số thành phân như methamphetamine hoặc các các thuốc tác động đến tâm thần như ketamine và đến một nửa thành phần của thuốc không chứa  MDMA. Việc sử dụng thuốc cũng hết sức ngặt nghèo, bênh nhân chỉ được dung thuốc ở các cơ sở y tế có chuyên môn và phải tham gia các buổi trị liệu tâm lý, ngoài ra họ không được phép mang bất cứ thứ gì về nhà. Ảnh hưởng của thuốc từ 4-7 tiếng và đi kèm với những tác dụng phụ trên cơ, tăng huyết áp và lo lắng nên bệnh nhân  phải ở lại bệnh viên qua đêm khi dùng thuốc.

Nhưng không phải ai cũng đáp ứng tốt với các loại thuốc này. Thỉnh thoảng cũng có những người chịu tác dụng phụ như trầm cảm, lo âu nặng hơn, tăng huyết áp.

Rào cản nghiên cứu vẫn là các vấn đề pháp lý và việc con người có lạm dụng các chất gây ảo giác này. Do vậy trong tương lại người ta hy vọng có thể nới bớt những quy định vè pháp luật cũng như hoàn thiên các thủ tục pháp lý để có thể tiến xa hơn trong những nghiên cứu về các chất gây ảo giác này.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top