Drosperin

Thuốc Drosperin là gì?

Có thành phần là Drospirenone, Ethinyl estradiol có tác dụng tránh thai.

Thành phần 

Viên bao phim màu đỏ

Mỗi viên nén bao phim chứa:

  • Viên nhân: Hoạt chất: Drospirenone 3mg + 2% dôi dư, Ethinyl estradiol 20mcg + 5% dôi dư.

  • Bao phim: Hipromellose 2910 1.026mg, Macrogol 6000 0.113mg, Talc 0.112mg, Tinanium dioxide 0.188mg; FD và Đỏ số 40 alummous laquer 0.113mg; FD và C Vàng số 6 aluminous laquer 0.047mg; D và C Đỏ số 27 aluminious laquer.

Viên màu trắng không hoạt tính (giả dược)

Mỗi viên nén bao phim chứa:

  • Viên nhân: Microcrystalline cellulose 50.6mg; Lactose monohydrate 43.59mg; Sodium starch glycolate 3.974mg; Talc 1.536mg; Magnesium stearate 0.3mg.

  • Bao phim: Hypromellose 2910 1.883mg; Macrogol 6000 0.403mg, Talc 0,170mg, Titanium dioxide 0.544mg.

Công dụng 

  • Tránh thai.

Liều dùng

Cách dùng

Uống, có thể uống thuốc cùng với bữa ăn hoặc không cùng bữa ăn.

Liều dùng

Để đạt được hiệu quả tránh thai tối ưu, thuốc phải được uống trong khoảng thời gian không quá 24 giờ.

  • Uống 1 viên mỗi ngày, cùng một thời điểm mỗi ngày, 28 viên liên tục theo thứ tự được ghi trên mặt sau hộp nhựa chứa vỉ thuốc và không bỏ bất cứ viên nào. Khoảng cách giữa 2 viên không hơn 24 giờ. Trong các trường hợp uống thuốc gây ra nôn hoặc khó chịu dạ dày, uống thuốc trong các bữa ăn.

  • Viên màu đỏ đầu tiên phải uống vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt (ngày đầu tiên thấy kinh). Thứ tự này rất quan trọng, luôn luôn uống viên màu đỏ (có hoạt tính) đầu tiên và kết thúc bằng viên màu trắng (không có hoạt tính).

  • Khi bạn sử dụng hết 1 vỉ thuốc, bắt đầu ngay bằng 1 vỉ mới. Luôn giữ sẵn 1 vỉ mới để đảm bảo bạn không quên viên đầu tiên của chu kỳ kế tiếp.

Kinh nguyệt có thể xảy ra trong vòng 3 ngày sau khi ngừng uống viên có hoạt tính (màu đỏ) cuối cùng. Nếu xảy ra ra máu nhẹ giữa chu kỳ (nhỏ giọt) hoặc ra máu bất thường trong quá trình dùng thuốc hãy tiếp tục uống thuốc theo hướng dẫn. Dấu hiệu này thường không quan trọng nhưng nếu ra máu dai dẳng kéo dài cần đến gặp bác sĩ ngay.

Tác dụng phụ 

Thuốc có thể gây tăng nguy cơ huyết khối ở phụ nữ. Vì vậy, nếu thấy các các triệu chứng sau đây, phải tới khám bác sỹ ngay:

  • Nhồi máu não hoặc đột quỵ (sốt, đột nhiên mất tri thức); bệnh về túi mật; nhồi máu cơ tim (đau ngực dữ dội, khó thở không rõ nguyên nhân); tắc mạch phổi (lo âu, bồn chồn, đau nhiều ở vùng bụng dưới, đau ngực, run rẩy, co giật, ho, cảm giác nóng, môi và miệng bỏng rát, đau đầu, tê các ngón tay, đau thấp sau lưng, khung xương chậu hoặc dạ dày, tai có tiếng chuông); huyết khối gây tắc mạch (đột nhiên đau bụng, đau liên tục, rất đau, ho ra máu, đột nhiên mất phối hợp, đau háng và cẳng chân, đặc biệt là đau tăng khi bê vật nặng, đột nhiên thở nông không có nguyên nhân, thay đổi về nhịp thở, thị giác, mệt mỏi, tê bì cánh tay và cẳng chân không có nguyên nhân) chủ yếu gặp ở những phụ nữ có bệnh từ trước đặc biệt là người có hút thuốc lá, viêm tắc tĩnh mạch do huyết khối (da xanh tái, thay đổi màu sắc da, nhạy cảm, sưng cẳng chân và bàn chân).

Các triệu chứng không cần sự can thiệp của y tế bao gồm:

  • Thường gặp: đặc biệt trong 3 tháng đầu khi uống thuốc tránh thai: thay đổi chu kỳ kinh nguyệt hoặc ra máu bất thường như mất kinh (hoàn toàn không có kinh nguyệt trong vài tháng), ra máu bất thường (ra máu âm đạo giữa các chu kỳ kinh), ra máu ít (chỉ ra 1 ít máu vào chu kỳ kinh), nhỏ giọt (ra máu ít giữa các chu kỳ kinh bình thường).

  • Ít gặp: đau đầu hoặc đau nửa đầu (đau nhiều hoặc tăng lên thường xuyên); tăng huyết áp (làm bệnh trầm trọng hơn); viêm âm đạo hoặc viêm âm đạo do nấm Candidas tái đi tái lại (âm đạo tiết ra dịch trắng, dầy, âm đạo ngứa, rát).

Những dấu hiệu kể trên là bình thường và không cần điều trị trừ khi nó gây khó chịu cho bệnh nhân hoặc không mất đi trong quá trình điều trị.

  • Thường gặp: chuột rút ở bụng hoặc bụng căng phồng; trứng cá nhẹ sau 3 tháng đầu điều trị; sưng, đau, tăng cảm giác đau khi chạm vào vú; cổ tử cung thay đổi tiết dịch; giác mạc thay đổi; vàng da tắc mật, vô sinh sau ngưng thuốc; thủy tinh thể không dung nạp thuốc, giữ muối và nước (mắt cá và bàn chân sưng)

  • Ít gặp: rụng hoặc tăng lông ở cơ thể hoặc mặt; thay đổi về tình dục (tăng hoặc giảm nhu cầu tình dục); da có chấm nâu khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời; tăng hoặc giảm cân.

  • Chú ý: những chấm nâu trên da có thể xuất hiện tạm thời hoặc vĩnh viễn. Những phụ nữ có da sẫm màu, tiền sử da tàn nhang trong quá trình mang thai khi tiếp xúc lâu dưới ánh nắng mặt trời có nguy cơ cao gặp triệu chứng này. Hãy thông báo cho bác sỹ tất cả những tác dụng không mong muốn mà bạn gặp phải kể cả những triệu chứng không được kể ở trên.

Lưu ý 

Chống chỉ định

Thông báo với bác sĩ về tình trạng bệnh đang mắc phải trước khi dùng thuốc này. Không được dùng thuốc trong các trường hợp sau đây:

  • Bệnh lý gan, thận, tuyến thượng thận; vàng da ứ mật ở phụ nữ có thai hoặc vàng da ở phụ nữ có tiền sử dùng thuốc tránh thai uống; u gan (lành hoặc ác tính); vàng da tắc mật tiến triển; bất thường trong nước tiểu như có máu mà không rõ nguyên nhân.

  • Bệnh lý tim mạch, ngất, bệnh lý động mạch vành, những vấn đề tuần hoàn máu, rối loạn đông máu, huyết khối (cục máu đông), tai biến mạch máu não.

  • Được chẩn đoán hoặc nghi ngờ ung thư vú, ung thư niêm mạc tử cung hoặc ung thư phụ thuộc estrogen.

  • Chẩn đoán hoặc nghi ngờ có thai.

  • Mẫn cảm với Drospirenone, Ethinyl estradiol hoặc các hormon khác.

  • Đái tháo đường có tổn thương mạch máu

  • Tiền sử đau nửa đầu (Migraine) có các triệu chứng thần kinh tập trung.

  • Nghi ngờ có thai hoặc đã được chẩn đoán có thai.

Thận trọng khi sử dụng

Nếu có các dấu hiệu lâm sàng sau đây, phải ngừng thuốc ngay lập tức:

  • Xuất hiện đau nửa đầu (Migraine) hoặc nặng lên, với cường độ tăng dần.

  • Những dấu hiệu đầu tiên của tắc mạch do huyết khối.

  • Dấu hiệu tăng huyết áp.

  • Vàng da tiến triển, viêm gan và ngứa. Đau thượng vị hoặc vùng gan tăng lên.

  • Tăng cơn động kinh.

  • Trước khi sử dụng thuốc tránh thai uống, phải khám toàn thân và khám phụ khoa để chắc rằng bạn không mắc bệnh và có các yếu tố nguy cơ. Trong suốt thời gian uống thuốc tránh thai, bạn phải khám sức khỏe mỗi 6 tháng đến 1 năm để đánh giá lại các chống chỉ định (Ví dụ như cơn đau thắt ngực thoáng qua) và các yếu tố nguy cơ (Ví dụ tiền sử gia đình có huyết khối động mạch, tĩnh mạch ), vì những bệnh này có thể xuất hiện sớm trong quá trình điều trị.

  • Thuốc tránh thai hooc môn có liên quan đến nguy cơ làm tăng huyết khối tĩnh mạch, thuyên tắc động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Tuy nhiên, những biến chứng này đã được xác định là thấp hơn trong suốt giai đoạn uống thuốc tránh thai so với giai đoạn mang thai. Trước khi uống thuốc tránh thai, cần cân nhắc kỹ yếu tố nguy cơ - lợi ích và chống chỉ định có liên quan đến các bệnh lý về huyết khối tĩnh mạch và động mạch. Thuyên tắc động mạch và tĩnh mạch do huyết khối có nguy cơ gia tăng trong các trường hợp sau: phụ nữ trên 35 tuổi, hút thuốc lá (nguy cơ cao hơn, đặc biệt là biến chứng động mạch); tiền sử gia đình mắc bệnh thuyên tắc động mạch - tĩnh mạch do huyết khối; người quá cân: chỉ số BMI > 30; rối loạn chuyển hóa Lipid máu; rối loạn về huyết áp (huyết áp khó kiểm soát); bệnh van tim; rung nhĩ; bất động kéo dài trong các phẫu thuật lớn (dừng thuốc ít nhất 4 tuần trước phẫu thuật can thiệp, có thể dùng lại thuốc 2 tuần sau khi phục hồi hoàn toàn); trong các trường hợp ra máu âm đạo không thường xuyên, dai dẳng hoặc tái đi tái lại có thể là bệnh ác tính nên cần được chẩn đoán đầy đủ; tiểu đường: thuốc tránh thai có thể làm giảm sự dung nạp glucose, tăng nhẹ sự giải phóng insuline ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 hoặc làm tăng nhẹ các tác dụng phụ của cholesterol - lipoprotein. Trong 1 vài trường hợp có thể thay đổi liều nhóm hạ đường huyết hoặc tăng cường đánh giá nồng độ glucose hoặc lipid trong huyết thanh. Nếu hiệu quả chuyển hóa không được kiểm soát, phải dừng liệu pháp điều trị.

  • Bệnh lý túi mật hoặc có tiền sử bệnh, đặc biệt sỏi túi mật đang tiến triển: estrogen có thể làm thay đổi thành phần của muối mật và làm tăng độ tập trung của cholesterol làm sỏi mật tiến triển trong 2 năm đầu dùng thuốc, điều này tùy thuộc vào cơ địa của mỗi cá nhân. Nhìn chung, nguy cơ này là thấp tuy nhiên vẫn cần thận trọng khi dùng thuốc tránh thai uống với các bệnh nhân này.

  • Bệnh lý gan: chuyển hóa estrogen có thể bị ảnh hưởng ở bệnh nhân có bệnh lý gan vì thế nên dùng biện pháp tránh thai không hooc môn đối với bệnh nhân này. Thuốc tránh thai hooc môn có thể được dùng lại khi xét nghiệm chức năng gan về bình thường.

  • Cao huyết áp: Liều thấp thuốc tránh thai một pha uống làm tăng huyết áp ở một số phụ nữ huyết áp bình thường có yếu tố nguy cơ, liều thấp thuốc tránh thai nhiều pha có thể phù hợp với những bệnh nhân này.

  • Tăng Kali máu: Drospirenone có tác dụng chống chất khoáng và corticoid, có thể làm tăng Kali máu ở những bệnh nhân nguy cơ.

  • Thuốc tránh thai uống có thể gây triệu chứng chảy máu lợi (nướu), tăng sinh lợi (nướu) hoặc viêm xương ổ răng (khô ổ răng). Hãy báo cho nha sĩ. Đánh răng thường xuyên có thể làm giảm triệu chứng này.

  • Hãy thông báo cho bác sĩ biết nếu không có kinh nguyệt trong 2 chu kì liên tiếp.

  • Bạn phải thông báo cho bác sĩ về thuốc tránh thai đang dùng trước khi làm các xét nghiệm vì thuốc tránh thai có thể làm thay đổi kết quả của một số xét nghiệm máu.

  • Sử dụng thêm 1 biện pháp tránh thai nữa trong ít nhất 7 ngày của chu kỳ đầu tiên dùng thuốc. Sử dụng thêm 1 biện pháp tránh thai khác nữa trong thời gian quên dùng 1 hay vài liều thuốc hoặc đang dùng thêm 1 thuốc khác có tác dụng làm giảm khả năng phòng tránh thai. Hãy hỏi ý kiến bác sỹ. Trong trường hợp có nôn hoặc tiêu chảy, nên sử dụng thêm 1 biện pháp tránh thai khác không phải hooc môn, ngay khi đang dùng thuốc hoặc 1 thời gian ngắn sau khi dùng.

Tương tác thuốc

  • Thông báo cho bác sĩ về các thuốc bạn đang dùng, kể cả thuốc không kê toa. Tương tác thuốc có thể xảy ra trong các trường hợp sau đây:

  • Đối kháng Aldosterone, ức chế men chuyển đổi angiotensin (ACE), đối kháng thụ thể angiotensin II, chống viêm không steroid (AINEs), lợi tiểu Kali hoặc Heparin: dùng chung những thuốc này có thể làm tăng nồng độ Kali trong huyết thanh vì tác dụng kháng corticoid và chất khoáng của Drospirenone. Nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài, bạn nên kiểm tra nồng độ Kali huyết thanh trong chu kỳ đầu điều trị.

  • Paracetamol: thuốc này có thể kết hợp với Paracetamol gây ra giảm nồng độ Paracetamol trong huyết thanh và làm tăng nồng độ của một số estrogen tổng hợp.

  • Ascorbic axit: dùng đồng thời có thể làm tăng nồng độ của một số estrogen tổng hợp.

  • Atorvastatin: dùng chung với Ethinyl estradiol làm tăng AUC của Ethinyl estradiol lên 20%.

  • Ampicillin, Griseofulvin, Tetracycline: hiếm trường hợp được báo cáo hiệu quả của thuốc tránh thai giảm ở phụ nữ dùng Ampicillin, Griseofulvin, Tetracycline. Mặc dù bằng chứng về sự tương tác rất hạn chế, khi dùng thuốc tránh thai trong thời gian dài, bạn cần được tư vấn về việc dùng chung các thuốc tránh thai với bất kỳ một loại kháng sinh nào.

  • Clofibrate, Morphine, Salisilic axit và Temazepam: dùng chung với thuốc tránh thai có thể làm tăng độ thanh thải của các thuốc này.

  • Cyclosporin, Prednisolone hoặc Theophylline: dùng chung với thuốc tránh thai có chứa Ethinyl esfradiol có thể ức chế chuyển hoá những thuốc này, do vậy làm tăng nồng độ của chúng trong huyết thanh.

  • Carbamazepine, Phenobarbital, Phenylbutazone, Phenytoin, Rifampin hoặc Hypericum Perforatum (tên thường gọi là cây nọc sởi); dùng chung những thuốc này với thuốc tránh thai uống có thể làm tăng chuyển hoá của Ethinyl estradiol và một vài Progestagen, làm giảm hiệu quả tránh thai và làm tăng kinh nguyệt bất thường.

  • Thuốc lá: Không khuyến cáo dùng thuốc tránh thai uống ở phụ nữ có hút thuốc lá vì tăng nguy cơ biến chứng tim mạch bao gồm tai biến mạch máu não, đau thắt ngực, viêm tắc mạch do huyết khối, tắc nghẽn mạch phổi. Nguy cơ này càng cao ở phụ nữ trên 35 tuổi có thói quen hút thuốc lá

return to top