FUROSEMID 40mg.
TRÌNH BÀY: Hộp 2 vỉ x 20 viên nén.
CÔNG THỨC: cho 1 viên Furosemid………………………………………….40mg.
Tá dược (Tinh bột, lactose, Avicel, Talc, Aerosil, Magnesi stearat) ...vừa đủ 1 viên.
Furosemid là thuốc lợi tiểu dẫn chất sulfonamid thuộc nhóm tác dụng mạnh, nhanh phụ thuộc vào liều lượng. Thuốc tác dụng ở nhánh lên của quai Henle, vì vậy được xếp vào nhóm thuốc lợi tiểu quai. Cơ chế tác dụng chủ yếu của Furosemid là ức chế hệ thống đồng vận chuyển Na+, K+, 2Cl-, ở đoạn dày của nhánh lên quai Henle, làm tăng thải trừ những chất điện giải này kèm theo tăng bài xuất nước
Furosemid hấp thu tốt qua đường uống, tác dụng lợi tiểu xuất hiện nhanh sau 1⁄2 giời, đạt nồng độ tối đa sau 1-2 giờ và duy trì tác dụng từ 4-6 giờ.
Sự hấp thu của Furosemid có thể kéo dài và có thể giảm bởi thức ăn. Một phần ba lượng thuốc hấp thu được thải trừ qua thận, phần còn lại thải trừ qua nước tiểu, chủ yếu dưới dạng không chuyển hóa, thuốc thải trừ hoàn toàn trong 24 giờ.
Phù do nguồn gốc tim, gan hay thận.
Phù phổi, phù não, phù do nhiễm độc thai nghén
Tăng huyết áp nhẹ hay trung bình.
Liều cao dùng để điều trị thiểu niệu do suy thận cấp hay mãn, thiểu niệu, ngộ độc Barbituric
Theo chỉ dẫn của bác sĩ
Người lớn: Liều khởi đầu 40mg (1 viên)/ngày. Sau đó tiếp tục điều trị với liều thấp nhất có hiệu quả, thường là 20mg/ngày, hay 40mg cách ngày. Khi cần có thể tăng liều lên 80-120mg/ngày và có thể uống 1 liều duy nhất vào buổi sáng. Trong suy, thận mãn, liều khởi đầu là 240mg (6 viên)/ngày. Nếu không có hiệu quả có thể tăng 240mg mỗi 6 giờ. Không được vượt quá 2000mg (50 viên)/ngày.
Trẻ em: 1 - 3mg/kg/ngày
Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Bệnh não do gan, hôn mê gan.
Giảm thể tích máu hoặc mất nước.
Tắc nghẽn đường tiểu trong tình trạng thiêu niệu.
Vô niệu hoặc suy thận do các thuốc gây độc đối với thận hoặc gan.
Phụ nữ có thai và cho con bú.
Theo dõi Natri, Kali huyết và chức năng thận, nhất là ở những người xơ gan.
Thận trọng với bệnh nhân bị tiểu đường và bệnh Goute.
Thận trọng với những người bệnh phì đại tuyến tiền liệt hoặc đái khó vì có thể thúc đẩy bí tiểu tiện cấp.
Bổ sung Kali hoặc phối hợp với thuốc lợi tiểu tiết kiệm Kali với trường hợp hạ Kali huyết khi điều trị.
Tác dụng không mong muốn chủ yếu xảy ra khi điều trị liều cao
Thường gặp (ADR>1/100): Giảm thể tích máu, hạ huyết áp thế đứng, giảm kali huyết, giảm natri huyết, giảm magnesi huyết, giảm calci huyết, tăng acid uric huyết, nhiễm kiềm do giảm clor huyết.
Ít gặp (1/1000
Hiếm gặp (ADR<1/1000): Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt. Ban da, viêm mạch, dị cảm. Tăng glucose huyết, glucose niệu, ù tai, giảm thính lực có hồi phục.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc
Tương tác thuốc có thể xảy ra khi dùng Furosemid phối hợp với các thuốc sau:
Không phối hợp với Vincamin (có thể gây xoắn đỉnh).
Cephalothin, cephaloridin: không phối hợp vì tăng độc tính cho thận.
Lithium: không phối hợp.
Kháng viêm không Steroid, các dẫn xuất Salicilat liều cao: thận trọng.
Phenytoin: thận trọng vì làm giảm tác dụng lợi niệu của thuốc.
Aminosid: thận trọng khi phối hợp do làm tăng độc tính trên thận và trên tai.
Các thuốc làm hạ Kali huyết như Corticoid, các thuốc nhuận tràng kích thích cần thận trọng.
Glycozidim làm tăng độc tính do hạ Kali máu.
Các thuốc chữa đái tháo đường: có nguy cơ gây tăng glucose huyết
Thuốc giãn cơ không khử: làm tăng tác dụng giãn cơ
Thuốc chống đông: làm tăng tác dụng chống đông
Cisplatin: làm tăng độc tính thính giác
Các thuốc hạ huyết áp: làm tăng tác dụng hạ huyết áp
Thận trọng khi phối hợp với thuốc lợi tiểu tăng Kali huyết, thuốc ức chế men chuyền, Metformin, chất cản quang có lod, thuốc an thần kinh.
Không ảnh hưởng.
Biểu hiện: mắt cân bằng nước và điện giải bao gồm đau đầu, yếu cơ, chuột rút, khát nước, huyết áp tụt, chán ăn, mạch nhanh.
Xứ trí: Bù lại lượng nước và điện giải đã mất.
Nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30°C, tránh ánh sáng.
36 tháng từ ngày sản xuất.
THUỐC NÀY CHỈ DÙNG THEO ĐƠN CỦA BÁC SĨ.
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG.
NẾU CẦN THÊM THÔNG TIN XIN HỎI Ý KIẾN THẦY THUỐC.
CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO, 75 Yên Ninh - Ba Đình - Hà Nội
Sản xuất tại: Ngõ 15, đường Ngọc Hồi, P. Hoàng Liệt, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh