✴️ Nóng gan nổi mụn phải làm sao?

Nội dung

Nổi mụn – triệu chứng cảnh báo nóng gan

Gan thực hiện chức năng chính là thanh lọc độc tố và đào thải muối mật. Nhưng khi chức năng này bị suy yếu hay quá tải sẽ dẫn đến việc tích tụ lại độc tố trong gan và cơ thể, sau đó sẽ xâm nhập qua da gây kích ứng da và nổi mụn nhọt, mề đay, mẩn ngứa rất khó chịu. Với trường hợp nhẹ chỉ ngứa ngáy, nổi mụn từng vùng da hoặc toàn thân. Nhưng nặng hơn sẽ nổi thành các đám mụn nước, ngứa dữ dội, phù nề nhẹ và có thể bị nhiễm trùng da.

Nổi mụn có thể là dấu hiệu cảnh báo nóng gan

Tuy nhiên, triệu chứng ngứa, nổi mụn do nóng gan rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng tương tự do dị ứng vì thế khiến người bệnh chẩn đoán nhầm mua thuốc dị ứng uống khiến những tổn thương về gan càng trở nên nghiêm trọng hơn. Đến khi thấy triệu chứng nóng gan này kéo dài lâu cùng với các biểu hiện vàng da, bất thường về tiêu hóa… thì chắc chắn đó là biểu hiện gan có vấn đề nặng cần chữa trị càng sớm càng tốt.

 

Nóng gan nổi mụn phải làm sao?

Triệu chứng nóng gan có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, để biết nóng gan nổi mụn phải làm sao, người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và định hướng giải pháp làm mát gan hiệu quả. Các phương pháp  khắc phục tình trạng nóng gan có thể là:

Sử dụng các bài thuốc mát gan, giải độc tự nhiên

Với một số trường hợp bị nóng gan, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc mát gan giải độc gan. Tuy nhiên, dù là thảo dược  hay thuốc tây y, thuốc bổ gan đều ảnh hưởng đến gan vì vậy người bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa chỉ định cụ thể tránh tạo thêm gánh nặng cho gan ảnh hưởng đến sức khỏe lá gan.

Lựa chọn chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học

Người nóng gan nổi mụn cần có chế độ ăn uống phù hợp

– Hạn chế các thực phẩm quá nhiều năng lượng, dầu mỡ, chất béo, chất bảo quản…Nên thay bằng các thức ăn có tính mát, thanh đạm, giàu vitamin và chất xơ dễ tiêu hóa như mướp đắng (khổ qua), mướp hương, rau má, rau ngót, rau cải, rau lang, rau dền, rau diếp cá, ngó sen, cà rốt, bí đao, bí đỏ, đu đủ, thanh long,…

– Uống nhiều nước để giúp thanh lọc cơ thể. Ngoài nước lọc, bạn có thể thay thế bằng các loại nước ép trái cây, nước trái cây như nước dừa, nước chanh, nước cam, nước mía…

– Kiêng hút thuốc lá, kiêng uống bia, rượu và những thức uống chứa cồn, chất kích thích… để tránh tích tụ độc tố ở gan và gây nóng gan, tăng men gan.

– Hạn chế thức khuya, làm việc quá sức, nên sắp xếp thời gian sinh hoạt và làm việc sao cho phù hợp để tạo điều kiện cho gan và các cơ quan khác trong cơ thể có thời gian nghỉ ngơi và hoạt động hiệu quả.

– Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức đề kháng của cơ thể, tăng cường chức năng gan thận để giải độc tốt, ngăn ngừa tình trạng nóng gan nổi mụn và phòng ngừa bệnh tật.

Thăm khám định kỳ thường xuyên

Thăm khám gan định kỳ để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường ở gan do bệnh lý (nếu có) để sớm điều trị hiệu quả.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top