Glucofin

Nội dung

Thuốc Glucofin là gì?

Điều trị bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin (typ II): Đơn trị liệu, khi không thể điều trị tăng glucose huyết bằng chế độ ăn đơn thuần.

Thành phần

  • Dược chất chính: Metformin hydrochloride

  • Loại thuốc: Tiểu đường

  • Dạng thuốc, hàm lượng: Hộp 4 vỉ x 5 viên, Hộp 5 vỉ x 20 viên bao phim, 850mg

Công dụng 

  • Điều trị bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin (typ II): Đơn trị liệu, khi không thể điều trị tăng glucose huyết bằng chế độ ăn đơn thuần.
  • Có thể dùng metformin đồng thời với một sulfonylurê khi chế độ ăn và khi dùng metformin hoặc sulfonylurê đơn thuần không có hiệu quả kiểm soát glucose huyết một cách đầy đủ.

Liều dùng 

Cách dùng

Dùng uống. Nên uống nguyên cả viên thuốc với nước mà không nên nhai hoặc nghiền viên thuốc.

Liều dùng

  • Người lớn:

    • 850 mg/ngày, uống 1 lần (uống vào các bữa ăn sáng).Tăng liều thêm 1 viên một ngày,cách một tuần tăng một lần, tăng tới liều tối đa 2.550 mg/ngày. Liều duy trì thường dùng là 850 mg/lần, ngày 2 lần (uống vào các bữa ăn sáng và tối). Có thể dùng 850 mg/lần, ngày 3 lần (vào các bữa ăn).

  • Người cao tuổi:

    • Liều bắt đầu và liều duy trì cần dè dặt, vì có thể có suy giảm chức năng thận. Những người bệnh cao tuổi không nên điều trị tới liều tối đa metformin.

  • Chuyển từ những thuốc chống đái đáo đường khác sang:

    • Không cần có giai đoạn chuyển tiếp, trừ khi chuyển từ clorpropamid sang, cần thận trọng trong 2 tuần đầu vì sự tồn lưu clorpropamid kéo dài trong cơ thể, có thể dẫn đến sự cộng tác dụng của thuốc và có thể gây hạ đường huyết.

  • Điều trị đồng thời bằng metformin và sulfonylurê uống:

    • Nếu người bệnh không đáp ứng với điều trị trong 4 tuần ở liều tối đa metformin trong liệu pháp đơn, cần thêm dần một sulfonylurê uống trong khi tiếp tục dùng metformin với liều tối đa, dù là trước đó đã có sự thất bại nguyên phát hoặc thứ phát với một sulfonylurê. Khi điều trị phối hợp với liều tối đa của cả 2 thuốc, mà người bệnh không đáp ứng trong 1 – 3 tháng, thì thường phải ngừng điều trị bằng thuốc uống chống đái tháo đường và bắt đầu dùng insulin.

  • Ở người bị tổn thương thận hoặc gan:

    • Do nguy cơ nhiễm acid lactic thường gây tử vong, nên không được dùng metformin cho người có bệnh thận hoặc suy thận và phải tránh dùng metformin cho người có biểu hiện rõ bệnh gan về lâm sàng và xét nghiệm.

Tác dụng phụ

Rối loạn tiêu hóa

Lưu ý 

Thận trọng khi sử dụng

  • Cần theo dõi đều đặn các xét nghiệm cận lâm sàng, kể cả định lượng đường huyết, để xác định liều metformin tối thiểu có hiệu lực. Người bệnh cần được thông tin về nguy cơ nhiễm acid lactic và các hoàn cảnh dễ dẫn đến tình trạng này.
  • Người bệnh cần được khuyến cáo điều tiết chế độ ăn, vì dinh dưỡng điều trị là một khâu trọng yếu trong quản lý bệnh đái tháo đường. Điều trị bằng metformin chỉ được coi là hỗ trợ, không phải để thay thế cho việc điều tiết chế độ ăn hợp lý.
  • Metformin được bài tiết chủ yếu qua thận, nguy cơ tích lũy và nhiễm acid lactic tăng lên theo mức độ suy giảm chức năng thận.
  • Metformin không phù hợp để điều trị cho người cao tuổi, thường có suy giảm chức năng thận; do đó phải kiểm tra creatinin huyết thanh trước khi bắt đầu điều trị.
  • Ngưng dùng thuốc 2 - 3 ngày trước khi chiếu chụp X quang có sử dụng các chất cản quang chứa iod, và trong 2 ngày sau khi chiếu chụp. Chỉ dùng trở lại metformin sau khi đánh giá lại chức năng thận thấy bình thường.
  • Có thông báo là việc dùng các thuốc uống điều trị đái tháo đường làm tăng tỷ lệ tử vong về tim mạch, so với việc điều trị bằng chế độ ăn đơn thuần hoặc phối hợp insulin với chế độ ăn.

Tương tác thuốc

  • Sử dụng đồng thời các thuốc có tác động đến chức năng thận (tác động đến bài tiết ở ống thận) có thể ảnh hưởng đến sự phân bố metformin.

return to top